Quang cảnh cực quang trên bầu trời Sodankyla, Lapland, Phần Lan, ngày 7/10. (Ảnh: Reuters) |
Cực quang là một hiện tượng tự nhiên xuất hiện dưới dạng các dải ánh sáng có màu sắc rực rỡ trên tầng cao của khí quyển ở các khu vực gần hai địa cực của trái đất. Trong ảnh, hiện tượng cực quang phương bắc quan sát được tại Phần Lan. (Ảnh: Reuters) |
Cực quang được hình thành do sự bức xạ từ. Theo thiên văn học, hiện tượng này được sinh ra do sự tương tác của tầng khí quyển bên trên của hành tinh cùng với các hạt mang điện tích từ gió mặt trời. Trong ảnh, cực quang phương bắc thắp sáng bầu trời Canada ngày 7/10. (Ảnh: Reuters) |
Hiện tượng cực quang diễn ra mạnh nhất thường là sau khi xảy ra sự phun trào ánh sáng của Mặt Trời. Trong ảnh, cực quang quan sát được tại Blackie, Alberta, Canada ngày 7/10. (Ảnh: Reuters) |
Cảnh quan quan sát được từ Ringmer, East Sussex, đông nam nước Anh đêm 10/10. (Ảnh: The Guardian) |
Ánh sáng cực quang trên Sông Wey ở Godalming, Surrey, Vương quốc Anh tối 10/10. (Ảnh: The Guardian) |
Cực quang xuất hiện phía trên cối xay gió Pitstone ở Buckinghamshire, Vương quốc Anh tối 10/10. (Ảnh: The Guardian) |
Cực quang xuất hiện tại đảo Holy, Northumberland, Vương quốc Anh tối 10/10. (Ảnh: The Guardian) |
Tại Trung Quốc, vào rạng sáng hôm nay, 11/10, người dân tại tỉnh Hắc Long Giang cũng quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú này. (Ảnh: Xinhua) |
Cực quang phương bắc xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang rạng sáng 11/10. |
Trước đó, theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian (SWPC) của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), một cơn bão mặt trời với cường độ cao đã diễn ra trong những ngày đầu tháng 10/2004 và đạt cao điểm vào 2 ngày 10-11/10. Đây cũng là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng cực quang tại nhiều nơi trên thế giới. |