[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm

[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm

NDO - Sáng 24/5, sau thời gian tạm hoãn, công tác chặt hạ và trồng thay thế 3 cây sưa đỏ chết khô tại khu vực hồ Hoàn Kiếm được cơ quan chức năng bắt đầu thực hiện. Toàn bộ số gỗ sưa sẽ được bàn giao cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội.
[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 1

Sáng 24/5, 3 cây sưa đỏ chết khô tại hồ Hoàn Kiếm được Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội chặt hạ trong 3 ngày, sau đó đấu giá.

[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 2
Cây sưa đỏ thuộc nhóm 1A trong Sách Đỏ Việt Nam và cấm khai thác dưới mục đích thương mại từ năm 1994.
[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 3

Trước đó, ngày 6/4, Tổ công tác kiểm tra hiện trạng cây xanh đã khảo sát cây xanh, vườn hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm. Tổ công tác lập biên bản tại hiện trường với 3 cây sưa bị chết, gồm: 2 cây sưa gần đồng hồ hoa Thụy Sĩ, sát mép hồ và 1 cây sưa đối diện ngã 3 Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng (ô số 94).

[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 4

Công nhân tỉa xong những cành nhỏ ở phần ngọn cao, sau đó đào phần gốc cây.

[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 5

Phần gốc sẽ được đào, sau đó dùng xe chuyên dụng nhấc lên.

[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 6

Do cây có đường kính khá lớn, nên có thể phải hết chiều nay mới hoàn thành chặt hạ cây sưa đầu tiên.

[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 7
Những dấu hiệu cho thấy cành nhỏ của cây sưa đã bị mục nát, chết khô.
[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 8

Những cây sưa đỏ bị chết đều có phần lõi đỏ to. Tất cả cành khi chặt hạ xong sẽ được đánh dấu, đo đạc và chuyển về kho lưu trữ, sau đó chuyển cho cơ quan chức năng bán đấu giá theo quy định.

[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 9

Sau khi chặt hạ xong, tại những vị trí chặt hạ sẽ trồng lại đúng loại cây sưa đỏ ban đầu. Các cây sưa đỏ mới trồng sẽ đảm bảo có đường kính từ 10cm trở lên.

[Ảnh] Chặt hạ 3 cây sưa quý hiếm chết khô tại hồ Hoàn Kiếm ảnh 10

Ông Nguyễn Kim Quỳnh, Phó Trưởng phòng Hạ tầng Kỹ Thuật - Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết, quy trình chặt cây sưa sẽ phức tạp hơn so với quy trình chặt các loại cây khác, do cây gỗ sưa nằm trong danh mục cây có giá trị kinh tế cao.

back to top