Phát hiện mới này giúp theo dõi quá trình di chuyển của cá voi từ đất liền ra biển.
Nhóm các nhà nghiên cứu do Ai Cập dẫn đầu cho biết, con cá voi mới được phát hiện thuộc bộ Protocetidae, một nhóm cá voi đã tuyệt chủng.
Hóa thạch của nó được khai quật từ đá ở khu vực Fayum Depression, sa mạc phía Tây của Ai Cập - nơi từng được biển bao phủ đã cung cấp nhiều khám phá cho thấy sự tiến hóa của cá voi. Hóa thạch đã được Trung tâm cổ sinh vật có xương sống của Đại học Mansoura (MUVP) nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu cho biết, loài cá voi mới tên là Phiomicetus anubis, có chiều dài ước tính khoảng 3 mét và khối lượng khoảng 600 kg, và có thể là một động vật ăn thịt hàng đầu. Bộ xương được phát hiện một phần của nó tiết lộ đây là loài cá voi Protocetidae nguyên thủy nhất được biết đến ở châu Phi.
Phát hiện về loài cá voi này vừa được nhà khoa học Abdullah Gohar của MUVP, tác giả chính của nghiên cứu công bố trên tạp chí Tạp chí nghiên cứu sinh học hàng đầu của Hiệp hội Hoàng gia London Proceedings of the Royal Society B ngày 25/8.
Tên chi của cá voi tôn vinh địa điểm Fayum Depression, nơi phát hiện hóa thạch và tên loài được đặt theo Anubis, vị thần Ai Cập cổ đại liên quan đến xác ướp và thế giới bên kia.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mặc dù có những phát hiện hóa thạch gần đây, bức tranh lớn về quá trình tiến hóa sớm của cá voi ở châu Phi vẫn là một bí ẩn. Việc tiến hành khảo cổ trong khu vực có khả năng tiết lộ những chi tiết mới về quá trình chuyển đổi tiến hóa từ cá voi lưỡng cư sang sống hoàn toàn dưới nước.
Tiến sĩ Mohamed Sameh thuộc Cơ quan Môi trường Ai Cập, đồng tác giả, cho biết: Với những tảng đá bao phủ khoảng 12 triệu năm, khu vực Fayum Fayum Depression là nơi đã khám phá từ “cá voi một nửa giống cá sấu đến cá voi khổng lồ sống hoàn toàn dưới nước".
Đồng tác giả của nghiên cứu Hesham Sellam, người sáng lập MUVP cho biết, hóa thạch cá voi mới đã đặt ra những câu hỏi về hệ sinh thái cổ đại và hướng nghiên cứu về những câu hỏi như nguồn gốc và sự chung sống của cá voi cổ đại ở Ai Cập.