Trao giải báo chí toàn quốc lần thứ hai

Tới dự lễ trao giải có các vị: Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; Tô Huy Rứa, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo; Huỳnh Ðảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Nguyễn Bắc Son, Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư; Ðinh Thế Huynh, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia.

Phát biểu ý kiến khai mạc, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Ðinh Thế Huynh khẳng định: Phần lớn các tác phẩm dự giải đã thực hiện đúng các tiêu chí đề ra trong hướng dẫn tuyển chọn, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương; phản ánh trung thực các vấn đề, các sự kiện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước trong năm 2007. Các tác phẩm báo chí giàu tính phát hiện, phục vụ thiết thực sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các tác phẩm đoạt Giải báo chí quốc gia lần thứ hai là những tác phẩm xuất sắc, thể hiện nỗ lực của những người làm báo nước nhà, bám sát cuộc sống sôi động của đất nước, góp phần vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, phấn đấu vì mục tiêu cao đẹp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đại diện lãnh đạo Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đã trao các giải cho các tác giả, nhóm tác giả và tác phẩm đoạt giải.

Phát biểu ý kiến tại Lễ trao giải, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết chúc mừng giới báo chí cả nước nhân dịp kỷ niệm 83 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đặc biệt các tác giả có tác phẩm đoạt giải qua các giải báo chí quốc gia từ trước đến nay.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, những tác phẩm ấy, cùng với những bài báo xuất sắc và có ích khác, đã và đang góp phần tích cực, có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao vai trò của báo chí, coi báo chí là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước và nhân dân, là đội quân tích cực trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Sau hơn hai thập kỷ đổi mới, báo chí đã có nhiều điều kiện và cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, nhưng cũng đã và đang có không ít thách thức mới.

Bên cạnh những thách thức từ bên ngoài, còn có những thách thức từ những mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan báo chí và cá nhân người làm báo, xuất hiện xu hướng thương mại hóa báo chí, xu hướng nhà báo tự do, xu hướng ảnh hưởng quan điểm tuyên truyền của báo chí phương Tây dẫn đến xa rời tôn chỉ, mục đích ở một số tờ báo, nhà báo.

Ðó là thách thức trong công tác đào tạo cho toàn bộ đội ngũ báo chí về chính trị, nghiệp vụ nhằm rút ngắn khoảng cách giữa yêu cầu với khả năng thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin, làm sao để mỗi nhà báo đều thực hiện tốt chức năng chính trị, chức năng xã hội, đạo đức nghề nghiệp và để kết quả tuyên truyền phải hoàn toàn hướng đến phục vụ cho lợi ích của quốc gia, dân tộc và của nhân dân.

Chủ tịch nước đề cập thách thức về khả năng phối hợp giữa các cơ quan quản lý báo chí, vai trò của các cơ quan chủ quản, làm sao để các cơ quan báo chí và các nhà báo hoạt động đúng định hướng của Ðảng, luật pháp của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thông tin chính xác, khách quan của mọi đối tượng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, v.v.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cho rằng, thực tiễn đang đòi hỏi chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan báo chí phải ngày càng cao hơn. Báo chí phải thông tin chính xác, khách quan, trung thực, phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát hiện và đề xuất cách giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống, cổ vũ nhân dân sống và làm theo pháp luật, chủ động chống lại các luận điệu xuyên tạc, phá rối an ninh chính trị của các thế lực thù địch, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, trở thành một lực lượng tích cực tham gia xây dựng đất nước.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết bày tỏ tin tưởng, Giải báo chí quốc gia lần thứ hai tiếp tục là một điểm mốc ghi nhận bước phát triển mới của báo chí cách mạng Việt Nam không phải chỉ với những mục tiêu tự thân, mà đặc biệt với việc thực hiện sứ mệnh của báo chí là tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, nhằm mục đích tạo động lực tinh thần, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhắc nhở những người làm báo cả nước cần khắc sâu lời dạy của Nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh: Viết cái gì? Vì ai mà mình viết? Mục đích viết để làm gì? Cách viết thế nào? Viết rồi phải thế nào?... Ðó cũng là cách thiết thực để nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng, thực hiện tốt Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" mà Ðảng ta phát động.

Tham dự Giải báo chí quốc gia lần thứ hai có 800 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả, được sơ tuyển từ 44 Hội nhà báo tỉnh, thành phố; 33 Liên chi hội và chi hội trực thuộc; 77 cơ quan báo chí trung ương và địa phương, trong đó có 94 tác phẩm của cộng tác viên. Trong số các tác phẩm báo chí được trao giải năm nay, tác phẩm "Thái độ bá quyền lạc lõng trong quan hệ quốc tế" của tác giả Trịnh Kim Anh (thể loại Xã luận, bình luận, chuyên luận); và loạt bài "Cải cách nền hành chính Nhà nước" (thể loại Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí) của các tác giả Vũ Thế Lân và Hồng Thanh thuộc Liên chi hội Báo Nhân Dân đã đoạt giải B.

* Ngày 21-6, tại Nhà văn hóa Thanh niên, Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh phối hợp Sở Văn hóa và Thông tin tổ chức Ngày hội tôn vinh những người làm báo năm 2008. Ðồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, đại diện UBND, MTTQ, ban, ngành, đoàn thể của TP Hồ Chí Minh và gần 500 bạn đọc dự.

* Hơn 200 đại biểu thay mặt cho gần 1.300 hội viên Hội Nhà báo thành phố và bạn đọc đã trao đổi những kinh nghiệm trong nghề báo, lắng nghe tiếp thu những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và đóng góp chân thành của độc giả để người làm báo ngày càng làm tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của mình trước vận hội đất nước.

Nhân dịp này, Hội Nhà báo thành phố đã trao giải báo chí TP Hồ Chí Minh lần thứ 26 cho các nhà báo thuộc Hội Nhà báo thành phố và khai mạc triển lãm thành tựu báo chí qua các thời kỳ.

* Ngày 20 và 21-6-2008, Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh phối hợp Báo Tây Ninh và Ðài PTTH Tây Ninh tổ chức họp mặt các thế hệ nhà báo trong tỉnh, ôn lại truyền thống đấu tranh báo chí cách mạng, hoạt động của báo chí tỉnh nhà trong giai đoạn đổi mới. Hội đã tổ chức  nhiều hoạt động vui chơi dành cho các nhà báo như: thi đấu bóng chuyền, thi nấu ăn, Hội nhà báo tỉnh đã trao giải thưởng cho 22 nhà báo đoạt giải Báo chí Tây Ninh lần thứ 7-2008.

Danh sách các tác giả - tác phẩm đoạt Giải Báo chí Quốc gia năm 2007
(Tổng số: 80 tác phẩm đoạt các Giải A, B, C, giải khuyến khích)

 I- Giải A (gồm 4 Giải thưởng, mỗi giải 30 triệu đồng)

1- Nhóm tác giả: Hoàng Sơn, Bùi Xuân, Quỳnh Thuận, Ðức Tuyên, Cẩm Châu, Hồng Nga - Báo Nông thôn ngày nay: "Một hạt thóc 40 khoản đóng góp".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

2- Tác giả: Nguyễn Công Long - Cộng tác viên Báo Công an Nhân Dân: "Vụ án Minh Phụng - EPCO sau 10 năm nhìn lại: Vẫn thời sự và nóng bỏng".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

3- Tác giả: Trần Phi - Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương: "Bài ca trên đỉnh Tà Lùng".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

4- Nhóm tác giả: Nguyễn Sỹ Hào, Nguyễn Ðình Hiếu - Ban Bạn Nghe đài - Ðài Tiếng nói Việt Nam: Sở Thương mại tỉnh Quảng Ninh tiếp tay cho gian lận thương mại".

(Phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).

II- Giải B (gồm 11 giải thưởng, mỗi giải 20 triệu đồng)

1- Nhóm tác giả: Tố Oanh, Kim Anh, Trần Huỳnh - Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh: Loạt bài: "Chuyện công dân trẻ thành phố Hồ Chí Minh" "Ðóa Hướng dương" "Lê Thanh Thúy bị ung thư xương".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

2- Tác giả: Trần Ðăng Tuấn - Ðài Truyền hình Việt Nam: "Một số vấn đề của lãnh đạo, quản lý báo chí trong tình hình hiện nay" (đăng trên Tạp chí Cộng sản).

(Xã luận, bình luận, chuyên luận).

3- Tác giả: Trịnh Kim Anh (Hoàng Hà, Kim Anh) - Báo Nhân Dân: "Thái độ bá quyền lạc lõng trong quan hệ quốc tế".

(Xã luận, bình luận, chuyên luận).

4- Nhóm tác giả: Vũ Thế  Lân và Hồng Thanh - Báo Nhân Dân - loạt bài: "Cải cách nền hành chính nhà nước".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

5- Nhóm tác giả: Lê Hà - Kim Thoa - Báo Lao động Thủ đô: "Cổ phần hóa DNNN: Ai là chủ, ai làm thuê?".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

6- Tác giả: Hoàng Hải Vân - Báo Thanh niên - loạt bài: ""EU2" chất lượng xăng dầu: Những "nỗ lực" làm nhỏ đất nước".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

7- Tác giả: Phùng Sưởng - Báo Tiền phong - loạt bài: "Dự án Trung tâm tài chính thương mại Ðiện lực định "nuốt" Hồ Gươm".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

8- Nhóm tác giả: Trần Quốc Huy, Chu Hòa, Tiến Mạnh - Ban Chuyên đề - Ðài Truyền hình Việt Nam: "Có một thời tôi làm nghề "Hoạn ơ"".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

9- Nhóm tác giả: Chu Minh - Ðức Thắng - Ðài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang: "Giàu lên từ rừng".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

10- Nhóm tác giả: Lê Xuân Lãm, Dương Ðình Tuấn - Cơ quan thường trú Ðài Tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên: "Nâng cao giá trị tăng của ngành cà-phê trong môi trường WTO".

(Phát thanh dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận). 

11- Tác giả: Vũ Hải Ðịnh - Ban Kinh tế, Khoa học và Công nghệ - Ðài Tiếng nói Việt Nam: "Tiết kiệm điện không phải là cắt điện".

(Phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).

III- Giải C (gồm 24 giải thưởng, mỗi giải 15 triệu đồng)

1- Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung (Nhẫn Nam)  - Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh - loạt bài: "Hàng trăm "công dân vô danh" ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

2- Nhóm tác giả: Phan Hoài Hương, Hà Vân An, Lê Minh - Báo Quảng Trị - loạt bài về dịch lở mồm long móng tại Quảng Trị.

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

3- Nhóm tác giả: Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Hồng Quân và Nguyễn Quang Vũ - Thông tấn xã Việt Nam - loạt bài:

"Những kẻ giả danh công lý chống phá Nhà nước.

((Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

4- Tác giả: Thẩm Hồng Thụy - Báo Lao động - loạt bài về cắt trộm cáp quang biển.

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

5- Tác giả: Phạm Quang Long - Báo Hà nội mới - loạt bài về Trường Sa.

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

6- Tác giả: Hồ Anh Thắng - Báo Quân đội Nhân dân: "Công tác tư tưởng phải bám sát thực tiễn".

(Xã  luận, bình luận, chuyên luận).

7- Nhóm tác giả: Khắc Thường, Học Từ, Minh Sơn - Tạp chí Quốc phòng toàn dân: "Lực lượng vũ trang nhân dân tham gia xây dựng cơ sở  chính trị - xã hội trên vành đai biên giới phía tây Tổ quốc".

(Xã  luận, bình luận, chuyên luận).

8- Tác giả: Lê Hoài Dương - Cộng tác viên Báo Lao động - loạt bài: "Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - cần lấp những lỗ hổng lớn".

(Xã  luận, bình luận, chuyên luận).

9- Tác giả: Võ Văn Cương (Chiêu An, Văn Cương) - Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh - loạt bài về tiêu cực đất đai tại Hóc Môn.

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

10 - Tác giả: Lê Trung Kiên (Lê Kiên) - Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh - loạt bài: "Nghị trường ra biển lớn".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

11- Nhóm tác giả: Hoàng Văn Ngoạn (Thái Nguyên) và Ðỗ Ngọc Giang (Giáng Thăng) - Thông tấn xã Việt Nam - Loạt bài: "Gió... Cao-su".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

12- Tác giả: Lã Quý Hưng - Hội Nhà báo Thái Bình: "Người đầu tiên bán được bản quyền giống lúa".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

13- Tác giả: Nguyễn Chiến Dũng (Chiến Dũng), Lương Văn Thiện - Báo Sài Gòn Giải phóng - Loạt bài: "Kinh tế biển Việt Nam ra "Biển lớn".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

14- Tác giả: An Thành Ðạt - Thông tấn xã Việt Nam - Loạt 10 ảnh: "Nam dược - tiềm năng vàng".

(Ảnh báo chí).

15- Tác giả: Nguyễn Ngọc Hà - Thông tấn xã Việt Nam - loạt 7 ảnh: "Bản Vẽ - nỗi đau xé lòng".

(Ảnh báo chí).

16- Nhóm tác giả: Huỳnh Lệ Ngọc (Lệ Ngọc), Nguyễn Hữu Lý (Hữu Lý), Ngô Nhật Quang (Nhật Quang) - Ðài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh: "Trò chuyện với Ngọc "hâm"".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

17- Nhóm tác giả: Lý Quang Trung, Nguyễn Hoàng - Ðài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh: "Người trong phim".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

18 - Nhóm tác giả: Phạm Thanh Hà, Phạm Huyên, Vũ Trọng Quảng - Ðiện ảnh quân đội: "Những hy sinh thầm lặng".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

19 - Nhóm tác giả: Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phong - Ðài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi: "Bảo vệ rừng - cuộc chiến đơn độc".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

20 - Nhóm tác giả: Chu Dương, Vũ Khôi - Ban Chuyên đề - Ðài Truyền hình Việt Nam: "Siêu thị đen".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

21 - Nhóm tác giả: Tuyết Sinh, Ngọc Anh - Ðài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam: "Khi lợn ốm, lợn chết thành thực phẩm".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

22 - Tác giả: Uông Ngọc Dậu (bút danh: Văn Uông) - Ban Phát thanh Dân tộc - Ðài Tiếng nói Việt Nam: "Nhập thế quá đà Quay đầu là bờ".

(Phát thanh dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận).

23 - Nhóm tác giả: Nguyễn Vĩnh Quyên, Lê Nghiêm, Ðỗ Bích Nhung, Nguyễn Vũ Hà, Phùng Thu Phương - Ban Văn học Nghệ thuật - Ðài Tiếng nói Việt Nam: "Hành trình thầm lặng".

(Phát thanh dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận).

24 - Nhóm tác giả: Lê Văn Phúc, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Hương Lan - Ban Kinh tế, Khoa học và Công nghệ - Ðài Tiếng nói Việt Nam - loạt bài: "Hai mươi năm và những điều mất ngủ".

(Phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).

IV - Giải khuyến khích gồm 41 giải thưởng, mỗi giải 5 triệu đồng

1 - Tác giả: Trần Ngọc Tú - Thông tấn xã Việt Nam - loạt bài: "Vụ tiêu cực trong tuyển sinh, đào tạo ở Viện Công nghệ thông tin (Ðại học Quốc gia Hà Nội).

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

2 - Tác giả: Nguyễn Văn Tấn (Nguyễn Ngọc) - Báo Vĩnh Long: "Kinh tế cửa khẩu: Lối hội nhập đã mở".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

3 - Tác giả: Trà My - Báo Hànộimới: "Giáo dục đại học trông chờ những sự đổi mới".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

4 - Tác giả: Võ Minh Phong (Kiều Phong) - Báo Sài Gòn tiếp thị - loạt bài: "Từ 1-1-2008 "khai tử" xe ba gác, xích-lô".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

5 - Nhóm tác giả: Nguyễn Phan Toàn, Hồng Nam - Báo Nhân Dân: "Bảo vệ quyền lợi người lao động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

6 - Nhóm tác giả: Nguyễn Hồng Hải, Ðinh Công Huỳnh - Báo Quân đội Nhân dân - loạt bài: "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, xóm".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

7 - Tác giả: Phạm Văn Anh (Phạm Anh) - Báo Quảng Ngãi: "Phía sau Dung Quất".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

8 - Tác giả: Trịnh Thu Trang (Thu Trang, Ngọc Hà) - Báo Quân đội Nhân dân - loạt bài: "Ði tìm công lý cho nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam".

(Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép).

9 - Tác giả: Nguyễn Anh Dũng - Báo Nhân Dân: "Việt Nam sẽ trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển".

(Xã luận, bình luận, chuyên luận).

10 - Tác giả: Vũ Thanh Hà - Báo Hà Nam: "Chăn nuôi trong vòng xoay dịch bệnh".

(Xã luận, bình luận, chuyên luận).

11 - Tác giả: Nguyễn Thế Hoàng (Nguyễn Hồng Thái) - Báo Công an Nhân dân - loạt bài: "Xử lý nghiêm hành vi chống đối Nhà nước của Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân: Những kẻ cuồng vọng".

(Xã luận, bình luận, chuyên luận).

12 - Nhóm tác giả: Ngọc Huân (Ðặng Ngọc Huân), Cao Hùng (Cao Văn Hùng) - Báo Lao động - loạt bài: "Bí ẩn xung quanh 160 ha đất tái định cư".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

13 - Tác giả: Nguyễn Như Phong - Báo Công an Nhân dân: "CIENCO 5 và chuyện... "3T"".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

14 - Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Mận (Thanh Mận), Nguyễn Thanh Tùng (Thanh Tùng), Thái Văn Hiếu (Thái Hiếu) - Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh: "Triệt phá hai đường dây chăn dắt xin ăn".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

15 - Tác giả: Bùi Hữu Tuấn - Báo Hà Nam: "Bí thư Ðảng ủy xã, phường, thị trấn trong tiến trình đổi mới".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

16 - Tác giả: Nguyễn Tử Nên - Cộng tác viên Thông tấn xã Việt Nam - loạt bài về Bác Hồ.

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

17 - Tác giả: Mai Xuân Nghiên - Báo Nông nghiệp Việt Nam - loạt bài: "Thao thức với nông dân".

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

18 - Tác giả: Nguyễn Văn Tiện - Cộng tác viên Báo Bà Rịa - Vũng Tàu - loạt 5 bài: Viết về Ðảo Trường Sa.

(Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí).

19 - Tác giả: Nguyễn Văn Vẹn (Nguyễn Vẹn) - Báo Vĩnh Long - Loạt 6 ảnh: "Sập hai nhịp dẫn - tai nạn thảm khốc trên công trường cầu Cần Thơ".

(Ảnh báo chí).

20 - Tác giả: Hoàng Quang Hà - Thông tấn xã Việt Nam - Loạt 9 ảnh: "Trường Sa, đảo xa của Tổ quốc".

(Ảnh báo chí).

21 - Tác giả: Xuân Trường - Thông tấn xã Việt Nam: "Trên nóc nhà vùng lũ".

(Ảnh báo chí).

22 - Tác giả: Nguyễn Minh Trường (Minh Trường, Minh Huy, Minh Huệ) - Báo Quân đội Nhân dân - Chùm 10 ảnh về LLVT Quân khu 4 tham gia phòng chống bão lụt (từ 4-8 đến tháng 10-2007).

(Ảnh báo chí).

23 - Tác giả: Hồ Chí Cường - Ban Chuyên đề Ðài Truyền hình Việt Nam: "Nỗi đau!".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

24 - Tác giả: Nguyễn Thước - Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương: "Chất xám".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

25 - Tác giả: Anh Vũ - Ðài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội: "Một giờ và mãi mãi".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

26 - Nhóm tác giả: Trung Tuyến, Như Phong - Ðài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An: "Nhớ Truông Bồn".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

27 - Nhóm tác giả: Huỳnh Văn Hùng (Huỳnh Hùng) - Nguyễn Ngọc Trung (Trí Trung) - Lê Ðình Mai (Ðình Mai) - Bùi Cao Bằng (Cao Bằng) - Lương Quang Trung (Quang Trung) - Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Ðà Nẵng: "Nhớ đảo".

(Báo hình dành cho bình luận, tọa đàm, giao lưu, phim tài liệu).

28 - Tác giả: Khắc Sóng - Ðài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội: "Bữa cơm cộng cảm".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

29 - Tác giả: Lê Bích Thu (Bích Thu) - Ðài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái: "Cán bộ xã - Những con nợ khó đòi".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

30 - Tác giả: Hoài Nam, Xuân Lộc - Ðài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam: "Những dự án du lịch trên giấy".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

31 - Nhóm tác giả: Phạm Trần Uy, Lương Minh Ðức, Lê Anh Ngọc - Ban Thời sự - Ðài Truyền hình Việt Nam: "Tình trạng mua bán lưu hành thuốc giả".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

32 - Nhóm tác giả: Hồ Thái (Hoàng Thái), Trần Văn Thành (Trần Thành), Trần Hoài Thu (Hoài Thu) - Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Ðà Nẵng: "Củ khoai thời hội nhập".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

33 - Tác giả: Hồ Xuân Hoa

(Xuân Hoa) - Ðài Phát thanh - Truyền hình Ninh Thuận: "Cây xương rồng đa chức năng giải pháp cho vùng khô cạn".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

34 - Nhóm tác giả: Thu Hiền,

Hải Chiều - Ðài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên: "Dự án hiệu quả... Hậu quả".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

35 - Tác giả: Nguyễn Văn Tư

(Tư Duy) - Ðài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long: "Ước mơ của Hoàng Em".

(Báo hình dành cho tin, phóng sự, phóng sự điều tra).

36 - Tác giả: Nguyễn Tuyết Yến - Ban Kinh tế, Khoa học và Công nghệ - Ðài Tiếng nói Việt Nam: "Nghịch lý ngành gỗ".

(Phát thanh dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận).

37 - Tác giả: Phùng Quốc Học - Cơ quan thường trú Ðài Tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên: "Ðối thoại với cựu "Ðệ nhất phó thủ tướng Fulro": Ði theo chân lý của Bác Hồ!".

(Phát thanh dành cho tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận).

38 - Tác giả:  Ðào Thị Thúy - Ban Biên tập Phát thanh Ðối ngoại - Ðài Tiếng nói Việt Nam: "Việt Nam không chỉ là một cuộc chiến mà còn là một đất nước".

(Phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).

39 - Nhóm tác giả: Nguyễn Thanh Tùng (cơ quan thường trú khu vực miền trung), Ðoàn Xuân Thắng, Nguyễn Hoàng Nam (Ðài PT - TH Quảng Bình) - Cơ quan thường trú Ðài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung và Ðài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình - loạt bài: "Xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình: Côn đồ lộng hành, chính quyền làm ngơ, dân lành khốn khổ (3 bài)".

(Phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).

40 - Tác giả: Ðoàn Công Quế - Cơ quan thường trú Ðài Tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên: "Những trò bịp mới của Fulrô".

(Phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).

41 - Tác giả: Ðình Hưng - Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðồng Nai: "Dũng cảm chống lệnh cấp trên bảo vệ tiền tỷ của Nhà nước".

(Phát thanh dành cho phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký phát thanh).