Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh giao lưu với trẻ em trong các trại tiếng Việt tại Stuttgart (Đức).

Gìn giữ và bảo vệ tiếng Việt

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, tiếng Việt đã tiếp thu, dung nạp nhiều yếu tố văn hóa mới góp phần làm giàu tâm hồn, văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và quốc tế hóa hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ, tiếng Việt đang phải đối mặt nguy cơ bị lai tạp, biến dạng, mất đi vẻ đẹp trong sáng vốn có. Giữ gìn, bảo vệ tiếng Việt một cách hợp lý, khoa học cũng chính là góp phần vào sự nghiệp chấn hưng văn hóa mà Ðảng và Nhà nước ta đã đề xướng, vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh giao lưu với trẻ em trong các trại tiếng Việt tại Stuttgart.

Lan tỏa tiếng Việt khắp năm châu

Lần đầu “Chào tiếng Việt” - bộ sách dạy tiếng Việt có phiên bản truyền hình, đánh dấu thành công trong việc lan tỏa tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ đi khắp năm châu. Thành tựu bước đầu ấy là nỗ lực phối hợp, sáng tạo giữa Đài Truyền hình Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục và tác giả bộ sách - Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh.