Đáng chú ý, so với năm 2020, NDC cập nhật năm 2022 đã tăng mức đóng góp giảm phát thải khí nhà kính không điều kiện đến năm 2030 từ 9% lên 15,8%; và đóng góp có điều kiện từ 27% lên 43,5% (so với kịch bản phát triển thông thường BAU).
Trong đó, đóng góp không điều kiện là nỗ lực giảm phát thải của quốc gia được thực hiện bằng các nguồn lực gồm: ngân sách nhà nước, vốn vay, đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, đóng góp và đầu tư của người dân. Đóng góp có điều kiện là nỗ lực giảm phát thải của quốc gia khi được quốc tế cung cấp thêm tài chính một cách thích hợp và đầy đủ thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại, phần ưu đãi trong vốn vay, các nguồn tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực theo các cơ chế hợp tác quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Pa-ri.
Việc Việt Nam nộp NDC cập nhật năm 2022 tới Ban thư ký Công ước là minh chứng và định hướng một cách rõ ràng các vấn đề cấp bách, ưu tiên gắn với việc thực hiện Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu; các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Việc Việt Nam nộp NDC cập nhật năm 2022 tới Ban thư ký Công ước là minh chứng và định hướng một cách rõ ràng các vấn đề cấp bách, ưu tiên gắn với việc thực hiện Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu; các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Các chuyên gia lĩnh vực biến đổi khí hậu cho rằng: Việc thực hiện NDC cập nhật năm 2022 là phù hợp với "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050" đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/7/2022, nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Do vậy, toàn nền kinh tế Việt Nam phải tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu này, trong đó các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính quốc gia của giai đoạn 2021-2030 được xác định cho năm lĩnh vực là: Năng lượng, nông nghiệp, LULUCF (Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp), chất thải và các quá trình công nghiệp.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đã được NDC cập nhật năm 2022 đưa ra, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương cần sớm xây dựng và ban hành các kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính; xây dựng tổng hạn ngạch và tổ chức phân bổ hạn ngạch cho các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động hằng ngày và trong đầu tư, mua sắm công; tiến tới mọi cơ sở thuộc khu vực công phải thực hiện kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính. Việc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động hằng ngày cần trở thành vấn đề đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp.
Toàn nền kinh tế Việt Nam phải tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu này, trong đó các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính quốc gia của giai đoạn 2021-2030 được xác định cho năm lĩnh vực là: Năng lượng, nông nghiệp, LULUCF (Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp), chất thải và các quá trình công nghiệp.
Mặt khác, việc triển khai thực hiện NDC cập nhật năm 2022 cũng đòi hỏi nguồn lực cả về tài chính, công nghệ và nhân lực là rất lớn. Do vậy, Nhà nước hằng năm cần cân đối bố trí nguồn ngân sách và nguồn hỗ trợ quốc tế để triển khai; xây dựng, áp dụng chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư nhằm khơi thông nguồn lực xã hội, huy động hiệu quả nguồn lực tài chính của khối doanh nghiệp cho ứng phó biến đổi khí hậu; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục, thu hút các dòng vốn đầu tư, các dòng tài chính xanh của các định chế tài chính, tổ chức tín dụng quốc tế vào Việt Nam…
Các bộ, ngành, địa phương cần ban hành các cơ chế, chính sách để tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp trong tiếp cận, tham gia triển khai các chương trình, dự án theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon và phát triển thị trường các-bon. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển, ứng dụng công nghệ, tập trung vào công nghệ cao, công nghệ mới, hiện đại trong chuyển đổi sản xuất năng lượng…có tính đến tác động của biến đổi khí hậu trong dài hạn…