Tính đến cả mức lạm phát, chi tiêu quân sự toàn cầu năm 2013 đạt ở con số 1,75 nghìn tỷ USD.
Mức giảm chi tiêu quân sự là nhờ vào sự cắt giảm chi phí quân sự đáng kể 7,8% của Mỹ, nhưng Mỹ vẫn là nước có chi phí quân sự lớn nhất thế giới với 640 tỷ USD, chiếm 3,8% GDP.
Tiếp theo đó, Trung Quốc, Nga và Ả-rập Xê út là những quốc gia đầu tư mạnh cho quân sự, tăng gấp đôi so với năm 2004; trong đó, Nga đã tăng chi tiêu quân sự khoảng 4,8% lên mức 87,8 tỷ USD, chiếm 4,1% GDP.
Các quốc gia Tây Âu, Đông Âu cùng các quốc gia phương Tây khác vẫn duy trì mức chi phí quân sự ổn định.
Tuy nhiên, Giám đốc Chương trình Chi tiêu quân sự của SIPRI Sam Perlo-Freeman cho biết, việc gia tăng chi phí quân sự tại các quốc gia đang phát triển và mới nổi vẫn không có dấu hiệu giảm.
Ở khu vực Trung Đông, theo SIPRI, căng thẳng với Iran và nỗi lo sợ “Mùa xuân Ả-rập” có lẽ là hai nhân tố chính khiến Ả-rập Xê út tăng 14% chi phí quân sự.
Chi phí quân sự ở các nước châu Phi cũng tăng 8,3% đạt mức 44,9 tỷ USD, trong đó Algeria là quốc gia đầu tiên đạt ngưỡng 10 tỷ USD - tăng 8,8% so với năm 2012 , còn Angola tăng 36% và trở thành nước có chi phí quân sự tăng mạnh nhất khu vực.
Ở khu vực châu Á và châu Đại Dương, chi tiêu quân sự tăng 3,6% lên mức 407 tỷ USD, trong đó Trung Quốc tăng chi phí quân sự khoảng 7,4% lên mức 188 tỷ USD và trở thành quốc gia chi tiêu cho quân sự đứng thứ hai thế giới.