Từ nhiều năm trước, các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH-Một thành viên (SATRA) đã chú trọng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong công tác quản lý chất lượng và thu hồi sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam, nổi bật với các sản phẩm thịt tươi sống và thực phẩm chế biến. Sau hơn 54 năm hình thành và phát triển, VISSAN không chỉ đơn thuần là một thương hiệu mà còn là biểu tượng của sự cam kết về chất lượng, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. Với tầm nhìn dài hạn, VISSAN đã và đang không ngừng đổi mới, đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.
Trước đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất và hệ thống bán lẻ đã chú trọng hơn nữa việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024), Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-TNHH Một thành viên (SATRA) cùng các đơn vị thành viên là Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải (COFIDEC), Chi nhánh SATRA-Trung tâm Thương mại SATRA Củ Chi, Chi nhánh SATRA-Trung tâm Thương mại SATRA đường Phạm Hùng và Chi nhánh SATRA-Siêu thị Sài Gòn đã được nhận danh hiệu “Doanh nghiệp, doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu” năm 2024.
Những ngày qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất và hệ thống phân phối lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung cao nhiều nguồn lực để đẩy mạnh cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho các tỉnh, thành phố ở miền bắc bị ảnh hưởng bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ sau bão.
Xác định mục tiêu rõ ràng, đưa ra kế hoạch hành động cùng nhiều giải pháp thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh… VISSAN đang tham gia mạnh mẽ vào cuộc đua giảm phát thải nhà kính, tập trung vào con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nửa năm đã qua đi, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đối mặt với những khó khăn trước nền kinh tế có độ mở lớn, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm do sự thắt chặt chi tiêu của người dân, đồng thời áp lực thu hẹp thị phần trước những thương hiệu mới xuất hiện. Các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp để tiếp tục trụ vững và lội ngược dòng khó khăn.
Ngày 31/1, Công đoàn Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (SATRA ) đã phối hợp Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân tri ân” năm 2024, với sự tham gia của hơn 1.000 người lao động.
Để có thể phục vụ tốt mùa mua sắm Tết Giáp Thìn 2024, các doanh nghiệp bình ổn thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22 nghìn tỷ đồng; các hệ thống phân phối hiện đại sẵn sàng tăng lượng hàng hóa lên gấp từ hai đến ba lần vào những ngày cận Tết.
Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp thành phố đã bắt đầu triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024. Nhận định xu hướng tiêu dùng còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần phải linh động để đáp ứng đa nhu cầu khách hàng, tăng doanh thu hoàn thành mục tiêu đề ra.