Ngày 28/6, con tàu có nhiệm vụ tìm kiếm tàu lặn Titan đã quay trở lại cảng St. John’s tại tỉnh Newfoundland (Canada), mang theo mảnh vỡ của tàu lặn xấu số này.
Doanh nhân Shahzada Dawood, một trong 5 người thiệt mạng trong vụ nổ tàu lặn Titan mới đây, không phải là Phó Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) như thông tin được đăng tải trên một số mạng xã hội.
Ngày 25/6, giới chức Mỹ cho biết, Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG) đang điều tra nguyên nhân dẫn tới vụ nổ tàu Titan trong lúc tàu lặn này chở 5 người thám hiểm xác tàu Titanic nằm ở độ sâu 3.800m trong lòng Đại Tây Dương.
Tàu lặn Titan đã bị phá hủy trong một "vụ nổ thảm khốc" và toàn bộ 5 người trên tàu đã thiệt mạng. Sự thật này hoàn toàn trái ngược với thông tin đang được lan truyền trên mạng xã hội rằng tàu Titan đã được tìm thấy còn nguyên vẹn và 5 người trên tàu vẫn còn sống.
Trong 1 năm, Giám đốc điều hành của OceanGate, ông Stockton Rush, đã cố gắng thuyết phục nhà đầu tư Jay Bloom (tại Las Vegas, Mỹ) mua cặp vé cho ông và con trai trải nghiệm cuộc khám phá xác tàu Titanic nằm sâu trong lòng Đại Tây Dương.
Số phận của tàu lặn Titan và những hành khách có mặt trên tàu dường như đã rõ ràng, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra về giờ phút cuối cùng của con tàu, về việc tìm kiếm thi thể nạn nhân cũng như về tương lai mà công ty cung cấp dịch vụ thám hiểm đại dương OceanGate sẽ phải đối mặt.
Vụ nổ tàu lặn Titan - tai nạn tàu lặn du lịch gây thương vong đầu tiên trên thế giới, chắc chắn sẽ mở ra cuộc tranh luận về vấn đề an toàn và có thể có cả những lời kêu gọi siết chặt các quy định đối với loại hình du lịch mạo hiểm này.
Năm người trên tàu Titan gồm một tỷ phú người Anh, một thợ lặn nổi tiếng người Pháp, một giám đốc điều hành của công ty cung cấp dịch vụ thám hiểm đại dương, và một tỷ phú người Pakistan và con trai ông.
Tàu Titan đã khởi hành từ St John’s, tỉnh Newfoundland, phía đông Canada vào ngày 16/6 với 5 hành khách. Hành trình của tàu lặn này có thể đã kết thúc bằng một vụ nổ kinh hoàng khiến tất cả những người ở trong tàu thiệt mạng.