Sơ chế xoài xuất khẩu tại Công ty TNHH Kim Nhung, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh Hữu Nghĩa)

Xây dựng và quản lý mã số vùng trồng nông sản

Bài 2: Quản lý chặt chẽ, xử lý kịp thời

Thời gian qua, công tác cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được đẩy mạnh và có hiệu quả rõ rệt trên cả nước. Tuy nhiên, khâu quản lý và việc xử lý vi phạm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại nhiều địa phương vẫn đang gặp không ít khó khăn, cần sớm khắc phục.

Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty CP Thủy sản Cafatex Hậu Giang. Ảnh | TRẦN QUỐC

Còn nhiều tồn tại, thách thức

Việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam về quản lý an toàn thực phẩm, hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta đang đối mặt không ít thách thức, đòi hỏi phải sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiệu quả và toàn diện, nhất là khi các thị trường xuất khẩu nông sản chính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)... đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Chuối tươi Đồng Nai đang có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: NGUYỄN VƯƠNG

Phát triển bền vững vùng nguyên liệu

Từ nhiều năm qua, câu chuyện ùn tắc nông sản tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc luôn là vấn đề "nóng", nhất là vào thời điểm thu hoạch rộ các mặt hàng nông sản trên cả nước. Cùng đó là tình trạng "mất mùa được giá, được mùa mất giá", "trồng-chặt, chặt-trồng" vẫn tái diễn tại nhiều vùng nông nghiệp trọng điểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển bền vững của nhiều ngành hàng.