Rùa biển Việt Nam: SOS

Rùa biển Việt Nam: SOS

Đánh bắt trực tiếp và thu lượm trứng tại các bãi đẻ là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm số lượng của tất cả các loài rùa biển tại Việt Nam. Hiện rùa lên đẻ tại các bãi cát chỉ còn rải rác. Ở những nơi không được bảo vệ, phần lớn trứng của chúng đã bị thu lượm.

Đ bảo vệ loài a biển trưc nguy cơ tuyệt chủng, cách duy nhất là 100% rùa biển lên đẻ, và trứng của chúng phải được bảo vệ.

Bên cạnh đó, số lượng rùa suy giảm còn do việc đánh bắt không chủ ý trên quy mô rộng, với tỷ lệ lớn rùa biển chết do các ngư cụ, nhất là khi đánh bắt bằng lưới giã, lưới rê, lưới vây và câu.

Có tới hơn 28.000 sản phẩm rùa biển được bày bán phổ biến tại các thành phố lớn của Việt Nam. Kèm theo đó là các hoạt động bất hợp pháp, như buôn bán lẻ các sản phẩm rùa biển có tổ chức, nhập khẩu mai rùa từ các nước tại chợ đen - một lượng lớn mai rùa bán cho khách du lịch trong và ngoài nước. Trong khi đó, rõ ràng quần thể rùa biển tại Việt Nam và khu vực không thể duy trì với số lượng khai thác lớn như vậy. Nếu không có những biện pháp kịp thời ngăn chặn, tương lai rùa biển Việt Nam là rất ảm đạm.

  (Kết quả khảo sát của Tổ chức TRAFFIC)

 Ngoài việc bị săn bắt để làm thức ăn, rùa biển còn được dùng để bào chế các bài thuốc y học cổ truyền, hoặc chế tác làm các mặt hàng xa xỉ. Mai đồi mồi được săn lùng nhiều nhất để chế tác thành đồ trang sức như vòng tay, hoa tai, kẹp tóc, tẩu thuốc lá, quạt hoặc đồ trang trí nội thất và đồ lưu niệm cho khách du lịch. Chính tình trạng săn bắt và tiêu dùng tràn lan này đang đẩy rùa biển đến tuyệt chủng, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến quần thể loài.

Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết việc mua, bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm của chúng để kiếm lời là bất hợp pháp. Đại bộ phận người tiêu dùng vẫn vô tư mua các sản phẩm làm từ rùa biển mà không biết rằng chính sự vô tình của mình đã tiếp tay làm suy giảm nghiêm trọng các quần thể rùa biển trong tự nhiên dẫn tới suy giảm nghiêm trọng nguồn cá biển.  


Áp phích trong chiến dịch truyền thông bảo tồn rùa biển Việt Nam.

Ngày 17-11, tổ chức TRAFFIC phối hợp với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, Chi cục Thủy sản Hà Nội và các tổ chức xã hội khác triển khai một chiến dịch truyền thông về những quy định của pháp luật liên quan đến bảo vệ rùa biển và cảnh báo những hành vi mua, bán, tiêu dùng rùa biển trái phép trên địa bàn Hà Nội.

Chiến dịch này nằm trong khuôn khổ của dự án Bảo tồn Rùa biển, do Tổ chức Phát triển Đan Mạch tại Việt Nam (DANIDA) tài trợ.  Chiến dịch sẽ được bắt đầu từ ngày 17 tháng 11 năm 2008 và kéo dài đến hết tháng. 

Một loạt các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức sẽ được tiến hành, khởi đầu bằng việc treo băng phướn dọc các tuyến đường chính của Hà Nội; diễu hành bằng xe đạp trên các tuyến đường dẫn tới khu phố cổ Hà Nội; phóng sự thời sự trên đài truyền hình Hà Nội và một số đài khác; phát thanh tiểu phẩm “Câu chuyện nhà rùa” trên loa các phường có buôn bán các sản phẩm rùa biển và phát sóng trên Đài tiếng nói Việt Nam trong suốt thời gian chiến dịch.

  Mục tiêu của chiến dịch là chuyển đến mọi người thông điệp: mua, bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển rùa biển và các sản phẩm rùa biển là trái pháp luật và đẩy chúng đến tuyệt chủng. 

Tại Việt Nam, hiện tất cả các loài rùa biển đều bị đưa vào Sách Đỏ. Số lượng loài rùa quản đồng (Caretta caretta) còn rất nhỏ. Rùa da (Dermochelys coriacea) chỉ còn khoảng mười con đẻ trứng so với 500 con trước đây. Đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea) chỉ còn 100 con tại một số khu vực Bái Tử Long, bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) và tỉnh Quảng Bình.

Đầu thế kỷ XX, loài đồi mồi (Eretmochelys imbricata) còn tới 500 con đẻ trứng mỗi năm tại Việt Nam, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do khai thác quá phổ biến. Loài vích cũng chỉ còn khoảng mười con đẻ trứng hàng năm tại một số đảo ở vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ. Chỉ có Côn Đảo là còn "nhiều" hơn, với khoảng 230 con đẻ trứng/năm.