Phóng viên có thực sự an toàn hơn sau tiết lộ của Edward Snowden?

NDO -

NDĐT - Kể từ sau sự kiện Edward Snowden tiết lộ các tài liệu rằng các phóng viên đang bị theo dõi trên diện rộng bởi chính phủ các nước thì phải chăng họ đã được an toàn hơn hay không. Một nghiên cứu mới đây của trường Đại học Washington và Columbia đã chỉ ra rằng vẫn còn thiếu những công cụ bảo mật tốt dành cho nghề nghiệp này.

Edward Snowden tiết lộ phóng viên đã bị theo dõi trên diện rộng.
Edward Snowden tiết lộ phóng viên đã bị theo dõi trên diện rộng.

Những thông tin mà ông Snowden tiết lộ đã làm dấy lên câu hỏi về khả năng bảo vệ danh tính các nhà báo và các thông tin nhạy cảm khi mà chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin và thu thập dữ liệu đang diễn ra trên diện rộng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cùng với khảo sát 15 phóng viên ở hai châu lục thì có rất nhiều điểm yếu bảo mật được phát hiện ở cả ở công nghệ mà họ sử dụng lẫn cách thức mà họ tác nghiệp. Báo cáo này sẽ được trình bày tại hội thảo về bảo mật USENIX Security Symposium lần thứ 24 diễn ra vào tháng tới.

Những lỗi bảo mật này bao gồm các công cụ bảo mật máy tính mà phóng viên sử dụng không thật sự hữu ích do cách thức họ thu thập thông tin, cách lưu trữ các cuộc phỏng vấn hay lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trên điện toán đám mây.

Theo phó giáo sư Franziska Roesner, một trong những tác giả của nghiên cứu thì khi mọi người càng cố gắng sử dụng công cụ tin học thì càng bộc lộ các điểm yếu bảo mật. Chẳng hạn, nếu bạn sử dụng iPhone để dịch một đoạn văn bản thì các thông tin này được gửi đến hãng Apple nên cho dù bạn có tin tưởng vào Apple hay không thì không hẳn hãng này đã đủ khả năng bảo vệ bạn để thông tin này không thể không bị xâm phạm.

Trong thực tế, một số tờ báo đã phát hiện và kêu gọi đặt câu hỏi với những vụ xâm phạm thông tin như Bộ Tư pháp Mỹ đã bí mật thu thập dữ liệu cuộc gọi của hãng tin AP hay Microsoft đã đọc thông tin tài khoản cá nhân của các blogger sử dụng tài khoản Hotmail để tìm ra nguồn tin.

Theo các nhà nghiên cứu thì rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật mà phóng viên đang phải đối mặt nên xuất hiện nhu cầu về sự cần thiết phải có các giải pháp kỹ thuật mới vì các công cụ bảo mật hiện nay là không phù hợp. Điều này cũng tạo ra cơ hội cho các hãng bảo mật xây dựng các công cụ để thực sự giúp phóng viên khi tác nghiệp được an toàn.

Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn với 15 phóng viên ở Mỹ và Pháp về cách họ làm việc với nguồn tin và cách thức để bảo vệ các thông tin nhạy cảm với các công cụ tin học hiện có. Theo đó thì một số nhà báo đã có những cách làm để cho bảo mật hơn nhưng một số thì không.

Các nhà báo khi để bảo vệ nhân chứng thường gặp riêng người này nhưng lại sử dụng iPad để lưu ảnh và thông tin nhạy cảm. Cho dù một phần ba các nhà bảo sử dụng dịch vụ bảo mật hoặc bảo vệ chặt chẽ những nội dung ghi chép của họ thì hầu hết lại sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây như DropBox hay Google Drive để lưu trữ và chia sẻ thông tin.

Điều này có thể an toàn đối với hầu hết người dùng, kể cả là nhà báo nhưng đối với những người làm việc các cài tài liệu quan trọng thì cần những dịch vụ bảo mật có cấp độ cao hơn.

Một trong những mục đích chính của nghiên cứu này là chỉ ra cơ hội cho các doanh nghiệp bảo mật tạo ra các công cụ bảo mật tốt hơn cho nhà báo. Theo đó, các ứng dụng bảo mật tốt hơn cần được ta ra để giúp các phóng viên có các công cụ quản lý nội dung cũng như tác nghiệp, như bảo vệ các băng ghi phỏng vấn hay các ghi chú trong tác nghiệp.

Ông Roesner nhấn mạnh rằng các công cụ bảo mật sẽ không đáp ứng được nếu sử dụng sai mục đích và rằng chúng ta đã không hiểu các nhà báo làm việc như thế nào hay công cụ bảo mật nào sẽ tốt và không tốt cho họ.