Khoai lang tím Nhật tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đang bị ế hàng, rớt giá thê thảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Kỳ 3: Thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Để hiệu quả cần hướng đến thị trường cần gì sản xuất cái đó, hướng đến chất lượng chứ không theo số lượng. Chỉ tiêu, sản xuất không chỉ dựa trên mỗi lợi thế về địa hình, hay thổ nhưỡng và tính toán trên nhu cầu tiêu thụ. Khi đó nông sản sẽ đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ không còn ùn ứ hay phải giải cứu.

Để giúp dân tiêu thụ lúa, rau màu, tỉnh An Giang đã thành lập đường dây nóng và Tổ phản ứng nhanh hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong thời điểm giãn cách xã hội.

Kỳ 2: Chung tay kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản

Để giúp nông dân giảm bớt thiệt hại vì nông sản ứ đọng, rớt giá, nhiều tổ chức, cá nhân đã kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ tiêu thụ, kết nối cung ứng cho các siêu thị. Ngành chức năng một số tỉnh cũng đã có những giải pháp quyết liệt để gỡ khó cho đầu ra nông sản trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. 

Hàng ngàn tấn nhãn của nông dân ở Nông trường Sông Hậu TP Cần Thơ bị nghẽn đầu ra.

Kỳ 1: Khó lưu thông, nông sản ùn ứ, rớt giá

Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.