Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh

NDO -

Cách mạng Tháng Mười Nga đã trôi qua 104 năm, nhưng giá trị lớn lao vẫn luôn chói sáng và vẹn nguyên qua mọi thời đại. Cuộc cách mạng vĩ đại này đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu; là nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Đêm 7/11/1917, Đại hội các Xô-viết được triệu tập, thành lập Chính quyền Xô-viết do V.I.Lenin đứng đầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).
Đêm 7/11/1917, Đại hội các Xô-viết được triệu tập, thành lập Chính quyền Xô-viết do V.I.Lenin đứng đầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Trên thực tế, những tiền đề của Cách mạng Tháng Mười Nga đã xuất hiện từ đầu năm 1917 khi Cách mạng Tháng Hai dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Sau cuộc cách mạng này, tại Nga tồn tại 2 chính quyền song song là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và Xô-viết do các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Petrograd (chuyên chính vô sản). (Ảnh: Opeterburge.ru)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0

Tuy nhiên, Cách mạng Tháng Hai đã không đáp ứng được kỳ vọng đặt ra. Sau khi nắm được chính quyền, Chính phủ lâm thời không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như ruộng đất, việc làm, lương thực, đồng thời nhất quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. (Ảnh: kommersant.ru/namm-mdf.ru)

Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Nga lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hết sức trầm trọng, mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính và các dân tộc thiểu số diễn ra sôi nổi, dồn dập với quy mô rộng lớn. Số người ủng hộ Đảng Bolshevik do V.I.Lenin đứng đầu ngày càng tăng. Trong ảnh: Cuộc biểu tình tháng 5 tại Petrograd. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Leningrad)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Trước tình hình đó, V.I.Lenin và Ðảng Bolshevik đã xác định Cách mạng Nga cần chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong ảnh: Các thành viên của Liên minh đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. (Ảnh: TASS)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Tháng 4/1917, V.I.Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga. Ngày 16/4/1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. (Ảnh: Tạp chí "Ngọn lửa nhỏ")
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Do Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh quần chúng và bắt giam các đảng viên Ðảng Bolshevik, V.I.Lenin phải rút vào hoạt động bí mật. Ngày 7/10/1917, V.I.Lenin từ Phần Lan trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa khi nhận thấy thời cơ cách mạng đã chín muồi. Trong ảnh: Năm 1917, V.I. Lenin đã cải trang thành một thợ máy để bí mật trở về Petrograd từ Phần Lan trên chiếc đầu máy hơi nước này. (Ảnh: TASS)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Trong khi các tổ chức Ðảng Bolshevik tích cực triển khai những công việc cần thiết để tiến tới khởi nghĩa vũ trang, ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bolshevik. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A.Kerenski tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ lâm thời A.Kerenski. (Ảnh: Tạp chí "Ngọn lửa nhỏ").
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Trước tình hình cực kỳ nghiêm trọng, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Rạng sáng 25/10/1917 (tức ngày 7/11/1917 dương lịch), từ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Petrograd. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 10 giờ sáng 25/10, Trung tâm quân sự cách mạng của Xô-viết Petrograd công bố lời kêu gọi "Gửi các công dân nước Nga" do V.I.Lenin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Xô-viết. (Ảnh: Wikimedia)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Ðến 21 giờ 40 phút, sau pháo lệnh của chiến hạm “Rạng đông”, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa Ðông, nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút rạng sáng 26/10/1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenskii trốn chạy ra nước ngoài. (Ảnh: TASS)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 V.I.Lenin với các chiến sĩ cách mạng trong Cung điện Mùa Đông những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Cũng trong ngày 25/10/1917, Ðại hội các Xô-viết toàn Nga lần thứ II khai mạc. Tại phiên họp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27/10/1917, Ðại hội thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô-viết: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lenin dự thảo. Ðại hội đã bầu ra Chính phủ Xô-viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân dân do V.I.Lenin đứng đầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN).
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Ngày 15/11/1917, Chính quyền Xô-viết được thiết lập tại Moscow. Ðến tháng 3/1918, Chính quyền Xô-viết giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng. Tranh của họa sĩ I. Toidze. (Ảnh: mir24.tv)
Những dấu mốc chính của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại qua ảnh -0 Lãnh tụ Đảng Bolshevik V. I. Lenin đọc diễn văn tại Quảng trường Đỏ trong Lễ kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1918. (Ảnh: Mir24.tv)

Trên thực tế Cách mạng Tháng Mười diễn ra vào tháng 11 (và Cách mạng tháng Hai diễn ra vào tháng 3). Sở dĩ như vậy vì trước đây Nga dùng lịch cũ (lịch Julius), thường chậm hơn 2 tuần so với Dương lịch hiện nay.

Năm 1918, Nga tổ chức Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vào ngày 7/11 theo lịch mới (lịch Gregory – Dương lịch). Tại Moscow hôm đó đã diễn ra lễ duyệt binh trang trọng trên Quảng trường Đỏ.

Năm 1927, Liên Xô ra quy định áp dụng hai ngày nghỉ lễ 7-8/11 nhân kỷ niệm 10 năm Cách mạng Tháng Mười. Ngày 25/9/1992, Nga sửa đổi Luật lao động và ngày 8/11 không còn là ngày nghỉ nữa.

Ngày 7/11/1996, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã ký sắc lệnh, theo đó ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại được đổi tên thành Ngày hòa hợp và hòa giải. Từ 29/12/2004, ngày 7/11 trở thành ngày làm việc bình thường.

Năm 2005, Nga quy định ngày 7/11 là một trong những ngày tháng đáng nhớ trong lịch sử Tổ quốc, gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng nhất đối với nhà nước và xã hội.