Người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm hàng hóa tại siêu thị AEON Mall Long Biên, Hà Nội. (Ảnh DUY LINH)

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Trường đại học Kinh tế quốc dân và Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới” và công bố ấn phẩm Ðánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023. Thông tin từ hội thảo cho thấy, kinh tế Việt Nam năm nay tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi có nhiều giải pháp kích thích tăng tổng cầu để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang). (Ảnh TRẦN QUỐC)

Xuất khẩu dần lấy lại đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 10 dù lấy lại đà hồi phục, nhưng tính chung 10 tháng vẫn tiếp tục tăng trưởng âm. Trong khi đó, sự bất ổn, không chắc chắn của kinh tế toàn cầu vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, sẽ còn tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới khi nước ta là nền kinh tế có độ mở lớn.
Ảnh minh họa. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Lạc quan với triển vọng của Việt Nam trong năm 2022

Mặc dù phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, tuy nhiên trong các năm 2020, 2021 Việt Nam đã có những chiến lược linh hoạt, kịp thời, phù hợp bảo đảm an toàn sức khỏe người dân, duy trì ổn định nền kinh tế, đạt được những thành tựu quan trọng, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Những kinh nghiệm, kết quả mà Việt Nam đạt được trong hai năm qua đã tạo nền tảng vững chắc cho sự hồi phục, phát triển kinh tế của đất nước trong năm 2022.