Kiểm soát việc cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu

Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong nước, nhất là các ngành sản xuất thép, giấy, nhựa… năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài (với 36 mã hàng hóa) làm nguyên liệu sản xuất.

Nhằm quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) đã ban hành Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường (BVMT) trong nhập khẩu phế liệu (NKPL). Tính đến hết tháng 5-2018, Bộ TN và MT đã cấp 242 giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong NKPL, trong đó cấp 139 giấy xác nhận cho doanh nghiệp, cơ sở trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất trong nước, nhất là các ngành sản xuất thép, giấy, nhựa… năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-TTg quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài (với 36 mã hàng hóa) làm nguyên liệu sản xuất. Nhằm quản lý hoạt động nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) đã ban hành Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường (BVMT) trong nhập khẩu phế liệu (NKPL).

Tính đến hết tháng 5-2018, Bộ TN và MT đã cấp 242 giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong NKPL, trong đó cấp 139 giấy xác nhận cho doanh nghiệp, cơ sở trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và 103 giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT cho doanh nghiệp nhận ủy thác NKPL sắt, thép và giấy. Ngoài ra, Sở TN và MT các tỉnh, thành phố đã cấp hàng chục giấy xác nhận cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, hiện có hàng nghìn công-ten-nơ phế liệu nhập khẩu đang tồn đọng lâu ngày tại các cảng biển ở nước ta do chủ hàng không đến nhận; chậm đến làm thủ tục thông quan đã và đang gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cảng, nhất là nguy cơ ô nhiễm môi trường. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chủ hàng, hoặc doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận, hoặc chưa đủ điều kiện về BVMT trong NKPL làm nguyên liệu sản xuất, nhưng vẫn ký hợp đồng mua bán phế liệu.

Đáng lo ngại, có không ít công ty đã làm giả, tẩy xóa, sửa đổi các văn bản, giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong NKPL làm nguyên liệu để hợp thức hóa hồ sơ NKPL; sửa đổi thông tin tên hàng, cảng đích đến trên đơn vận, hoặc trên hệ thống tiếp nhận thông tin để chuyển địa bàn hoạt động và thay đổi tên hàng khi khai báo nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng…

Để kịp thời khắc phục tình trạng nêu trên, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN và MT cần khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các tổ chức được cấp giấy xác nhận về BVMT trong NKPL làm nguyên liệu sản xuất, nhất là đối với việc cấp giấy chứng nhận của các Sở TN và MT. Yêu cầu các địa phương tạm thời không cấp mới giấy phép đối với hoạt động nhập khẩu ủy thác, chỉ thực hiện cấp giấy phép mới cho các cơ sở trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất khi bảo đảm các điều kiện BVMT theo quy định.

Đối với các cơ sở sản xuất đã đáp ứng được điều kiện BVMT trong NKPL, các cơ quan chức năng cần rút ngắn thời gian cấp giấy xác nhận, cũng như tăng cường áp dụng cơ chế hải quan ASEAN một cửa trên mạng in-tơ- nét để theo dõi và quản lý việc NKPL giữa các quốc gia trong khối. Công khai danh sách các công ty, doanh nghiệp (đối với giấy xác nhận còn hiệu lực) đủ điều kiện NKPL để các cơ quan hải quan theo dõi trước khi cho hàng hóa dỡ xuống cảng, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp trong nước làm thủ tục vận chuyển phế liệu từ nước ngoài về trong khi chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong NKPL…

Bên cạnh việc thanh tra, kiểm soát việc cấp giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong NKPL, Bộ TN và MT cần xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để giám sát chặt chẽ, chia sẻ thông tin về các cơ sở NKPL từ khâu nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng phế liệu nhập khẩu và xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân khi phát hiện có sai phạm. Tăng cường công tác giám định, giám sát chất lượng phế liệu nhập nhẩu khi làm thủ tục thông quan. Thực tế có không ít doanh nghiệp đã nhập khẩu lô hàng phế liệu có khối lượng tạp chất đi kèm vượt quá quy chuẩn môi trường cho phép dẫn đến tranh chấp trong quá trình làm thủ tục hải quan, trong khi việc tái xuất các lô hàng vi phạm, hoặc xử lý thường rất phức tạp và kéo dài...