Rời thành phố Kon Tum từ sáng sớm, vượt hơn 120 km với những đoạn đèo, dốc thẳng đứng, quanh co, hiểm trở để đến huyện Tu Mơ Rông, chúng tôi đến được địa điểm trồng sâm của Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum (thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5). Sau đó, chúng tôi vượt hơn 30 phút đi bộ theo đường mòn trong rừng để đến vườn ươm giống cây sâm Ngọc Linh.
Với đặc điểm là phát triển dưới tán rừng già tại khu vực các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 được gieo hạt, ươm thành cây rồi sau đó đem về rừng trồng hoàn toàn tự nhiên.
Tại đây hơn 30 công nhân đang cần mẫn xới nhẹ lớp đất tơi xốp, bới tìm trong đó những cây, mầm sâm Ngọc Linh khoảng 1 năm tuổi. Có hạt giống thì đã đâm chồi ra được 1, 2 lá; có hạt giống thì đã thành hình, rễ bám đầy đủ, bảo đảm cho sự phát triển của cây sâm khi đưa ra môi trường trồng tự nhiên…
Sau khi thu hoạch, sâm giống được các công nhân cho vào chậu, đưa vào quá trình phân loại: giống đã lên lá thì để riêng, giống lên chồi để riêng…
Thu hoạch giống sâm Ngọc Linh xong, các công nhân tiến hành rải lá khô, mùn ẩm lên các luống, giữ độ ẩm cho các luống để các hạt sâm còn sót lại có thể phát triển tiếp.
Để bảo đảm cho sự phát triển của cây sâm Ngọc Linh, các công nhân phải căng màn, không để mưa hay nắng quá gây hại đến cây. Bên cạnh đó, phải đặt các bẫy chuột quanh vườn cây giống để tránh bị chuột ăn, phá cây và khi màn đêm buông xuống thì công nhân lại chia nhau ra đi soi chuột phá sâm.
Theo anh A Đôi, một công nhân gắn bó với Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5 từ thời điểm đầu tiên mở vườn sâm năm 2007, thì cây sâm được đưa vào rừng trồng hoàn toàn tự nhiên nên sau 8 đến 10 năm thu hoạch thì cây sống chỉ đạt khoảng 30-40%.
Mỗi ngày, buổi sáng công nhân thu hoạch trung bình từ 15 đến 20 nghìn cây sâm giống và đến buổi chiều phải xuống giống ngay. Địa điểm xuống giống trong rừng cũng được công nhân trộn đất tốt, chia thành luống rồi tiến hành trồng