Thông tin Foxconn đàm phán mua lại Sharp có thể không gây được chú ý trong xu hướng hợp nhất đang diễn ra, nhưng nếu đứng từ mô hình keiretsu của Nhật Bản và Sharp có khả năng là công ty đầu tiên của Nhật bị sở hữu bởi một công ty Đài Loan (Trung Quốc), thì có thể thấy mức độ phức tạp của vấn đề.
Nếu chúng ta quay lại thời kỳ trước năm 1990, khi đó tập đoàn phát thanh Mỹ (RCA) là một thương hiệu tin cậy trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình, và là công ty mẹ của các tập đoàn lớn hiện nay như NBC và ABC, nhưng thương hiệu này sau đó đã biến mất để thấy lịch sử đang lặp lại và sự thay đổi là rất khó khăn.
Sở dĩ nhắc đến RCA vì để hiểu hơn điều gì đang xẩy ra với Sharp khi bạn nhìn vào tính nhất quán và sự thay đổi ngấm ngầm của sự việc.
Hiện nay, Sharp không còn là một thương hiệu tin cậy và luôn thua lỗ. Mảng kinh doanh màn hình LCD sử dụng cho TV của hãng bị đánh bại bởi LG và dường như thị trường pin năng lượng mặt trời là chiếc neo để giữ con thuyền Sharp.
Lời đề nghị đến từ Foxconn (còn được biết dưới tên Hon Hai) để giúp công ty này vững mạnh hơn và có thêm công cụ trong cuộc chiến cạnh tranh với LG.
Tuy nhiên, Foxconn không phải là một công ty Nhật Bản. Foxconn đã mở rộng ra khỏi phạm vi của Đài Loan (Trung Quốc) và có một lịch sử quản lý sản xuất rất tốt ở Trung Quốc.
Khi Sharp, một công ty lớn của Nhật Bản, được sở hữu bởi một công ty đến từ Đài Loan (Trung Quốc) cũng sẽ tương tự như một sự thay đổi quyền lực. Nhật Bản đã trở thành một cường quốc vào lúc Mỹ đang thống lĩnh ngành công nghiệp sản xuất và lúc Mỹ có nhiều chuyên gia về hiệu quả nhưng đã bỏ qua những người này.
Bằng sự hiệu quả, người Nhật đã đưa ra các sản phẩm rẻ hơn các thương hiệu Mỹ, đồng thời có chất lượng tốt hơn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật còn có một vũ khí bí mật khác. Chính phủ Nhật khi đó muốn họ thành công và đã tổ chức mô hình hỗ trợ theo cách để doanh nghiệp có thể đa dạng hóa và hợp tác ngay ở bên trong Nhật Bản. Mô hình hình còn được gọi là “keiretsu” và từ đây, một số người còn gọi nó là “Tổng công ty Nhật Bản” hay “Japan, Inc.”.
Tổng công ty Nhật Bản dường như đã thống lĩnh ngành công nghiệp từ những năm 1980 với hàng thập niên, nhưng cả Hàn Quốc và Trung Quốc đã cùng học theo cách làm của Nhật Bản để kết thúc sự thống trị của Nhật Bản ở cả ngành công nghiệp và kinh tế.
Và ngày hôm nay, hệ thống keiretsu đã đưa cho Sharp một giải pháp để duy trì được mối quan hệ như là một phần của Tổng công ty Nhật Bản đến từ INCJ. INCJ là quỹ đầu tư tổ chức theo mô hình PPP giữa Chính phủ Nhật Bản và 19 tập đoàn lớn được thành lập vào năm 2009 để thúc đẩy cạnh tranh cho các hãng công nghệ thông qua việc cung cấp tài chính và quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thương vụ mà INCJ với Sharp thậm chí còn chưa đưa ra được các điều khoản về giá trị và định giá. Theo tờ Nhật báo phố Wall thì mức giá mà Foxconn đưa ra là 659 tỷ Yên (5,5 tỷ USD) còn INCJ đưa ra khoảng 300 tỷ Yên (2,5 tỷ USD).
Rõ ràng đề xuất đến từ Foxconn là tốt hơn cho Sharp. Nhưng nếu bạn là Tổng công ty Nhật Bản thì nó chứng tỏ hệ thống keiretsu đã không còn phù hợp và một quá trình cải cách là cần thiết, đồng thời nó cũng sẽ tạo ra một sức ép lớn lên Sharp nhằm giữ lại phát minh, quyền sở hữu trí tuệ và không bị quốc tế hóa tài sản.
Thương vụ sẽ kết thúc với Foxconn vào cuối tháng này và nếu nó xẩy ra, nó sẽ mang lại một sự thay đổi trong cách Nhật Bản đàm phán với các đối tác nước ngoài.
Nếu thương vụ không diễn ra thì dường như chúng ta sẽ thấy nhãn hiệu Sharp sẽ biến mất như thương hiệu Tập đoàn truyền thanh Mỹ (RCA) của thế kỷ trước.