Theo đó, bổ sung hai bước trong quy trình ghi chỉ số và lập HĐTĐ, theo đó, khi sản lượng tăng trưởng quá cao, vượt ngưỡng được thiết lập sẽ không cho xác nhận chỉ số để tính hóa đơn và xác nhận kết quả tính để lập hóa đơn. Để thực hiện được việc lập HĐTĐ, lãnh đạo đơn vị tổ chức kiểm tra và ký xác nhận điện tử số liệu trên chức năng của chương trình quản lý khách hàng sau khi kiểm tra.
Thiết lập cảnh báo tự động gửi danh sách các khách hàng tăng/giảm bất thường theo các ngưỡng thiết lập (Thí dụ: ba, bốn… 10 lần) và tương ứng gửi email, SMS đến các vị trí quản lý của đơn vị từ Tổ trưởng, Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Giám đốc và các phòng, ban đơn vị cấp trên. Các trường hợp HĐTĐ khi phản ánh về Trung tâm CSKH, đặc biệt vào các ngày nghỉ, ngoài giờ hành chính (trong các trường hợp này phiếu giải quyết được chuyển về bộ phận vận hành của Điện lực) cần được chuyển đến lãnh đạo của đơn vị Điện lực xử lý qua email, SMS, Zalo… nhằm kịp thời chỉ đạo giải quyết.
Hiện tại, các đồng hồ đo điện (ĐHĐĐ) điện tử được thu thập chỉ số tiêu thụ điện hoàn toàn tự động và thực hiện từ xa. Đối với ĐHĐĐ cơ khí được áp dụng việc ghi chỉ số bằng phần mềm trên máy tính bảng có các tính năng cảnh báo vượt sản lượng, các tính năng hỗ trợ phát hiện các số liệu bất thường để nhân viên ghi chỉ số thực hiện kiểm tra bảo đảm hạn chế tối đa việc xảy ra sai sót (nếu có) trong công tác ghi chỉ số và lập HĐTĐ. Khách hàng sử dụng điện có quyền giám sát việc ghi chỉ số ĐHĐĐ.
Lịch ghi chỉ số ĐHĐĐ được quy định trong hợp đồng mua bán điện và được đơn vị Điện lực công khai, bảo đảm khách hàng biết, kiểm tra chỉ số ĐHĐĐ và sản lượng điện tiêu thụ. Trên cơ sở lịch ghi chỉ số của từng khu vực được công bố công khai, khách hàng có thể giám sát công tác ghi chỉ số ĐHĐĐ của các đơn vị điện lực.