Đường Nguyễn Tri Phương - phần nào của Cấm Thành?

Các ống cống đã lắp đặt sẽ bị lấy lên trong vòng 1-2 ngày tới và các hố này sẽ được lấp cát.
Các ống cống đã lắp đặt sẽ bị lấy lên trong vòng 1-2 ngày tới và các hố này sẽ được lấp cát.

* Thưa GS, khu vực Thành cổ Hà Nội vừa được bàn giao (4,9ha) chưa phải là toàn bộ Cấm Thành thời xưa sao?

- Nhìn vào bản đồ Hà Nội năm 1873 do Phạm Văn Bách vẽ và địa chính Pháp in lại vào đầu thế kỷ XX ta có thể hình dung được nhiều vấn đề.

Còn những công trình nào nữa thuộc về Thành cổ?

Theo bản đồ Hà Nội 1873, đến thời Nguyễn, sát đường Nguyễn Tri Phương về phía đông, từ bắc xuống nam có: Tổng đốc đường, Nhà thủ bộ, Bố chính đường, Đàn xã tắc. Xa hơn về phía đông, cho đến phố Lý Nam Đế, Phùng Hưng hiện nay có: Nhà tù (ở vào góc đông bắc thành Hà Nội), Trường bắn, Án sát đường, Đề đốc chánh, phó lãnh binh đường.

Vào thời Nguyễn, năm 1803-1805, vua Gia Long sai phá Hoàng Thành và Cấm Thành, xây lại một thành Thăng Long mới theo kiểu Vauban làm trụ sở của Bắc Thành, nhưng vẫn giữ lại điện Kính Thiên và Đoan Môn làm Hành cung.

Như vậy cái tường thành ở đây mà đến nay vẫn còn khiến nhiều người gọi nhầm là Cấm Thành, thực chất chỉ là tường bao bọc Hành cung thời Nguyễn.

Như vậy, đường Nguyễn Tri Phương đang được mở động đến sát tường thành phía đông của Hành Cung thời Nguyễn. Nhưng nó lại chạy trong Cấm Thành của các triều đại trước.

* Xin GS nói rõ hơn về vị trí của Cấm Thành từ thời Lê trở về trước, và tại sao đường Nguyễn Tri Phương lại chạy ở giữa?

- Đường Nguyễn Tri Phương hiện nay chạy song song về phía đông của trục trung tâm của Cấm Thành và Hoàng Thành của kinh thành Thăng Long xưa. Chúng ta có hai vật chuẩn rất quan trọng để xác định trục trung tâm này là điện Kính Thiên và cửa Đoan Môn.

Từ đó đối chiếu với bản đồ Hồng Đức thời Lê, chúng ta có thể hình dung bộ phận phía Đông của Hoàng Thành (với "hạt nhân" là Cấm Thành) có vị trí như sau: phía đông là khoảng phố Thuốc Bắc, phía bắc khoảng giữa phố Phan Đình Phùng và Quán Thánh, phía nam khoảng phố Nguyễn Thái Học và phía tây đến khoảng phố Ông Ích Khiêm, Ngọc Hà.

Chiều 22-11, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội họp với các sở liên quan và các nhà khoa học tại hiện trường và quyết định cho tiếp tục thi công mở rộng đường Nguyễn Tri Phương sau khi đã thay đổi phương án kỹ thuật. Theo phương án này, đơn vị thi công không lắp đặt hệ thống thoát nước cống ngầm cỡ lớn mà lắp đặt hệ thống thoát nước dạng cống hộp. Và đặc biệt, để bảo vệ di tích, chỉ được phép đào sâu đến 1,1 m. Những hố đào sâu trước đây sẽ được lấp cát. Công việc thi công phải được tiến hành thận trọng. Việc đào thám sát khảo cổ cũng chưa được tiến hành. Di tích sẽ được khai quật khi có điều kiện.

Trong đó, Cấm Thành gần như hình vuông trung tâm là điện Kính Thiên thời Lê. Cấm Thành có nhiều lớp cửa bảo vệ rất nghiêm ngặt: phía nam có cửa Đoan Môn là cửa phía trong. Chùa Một Cột, theo văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh (Duy Tiên, Hà Nam) khắc năm 1121 thì ở vào phía tây Cấm Thành.

* Nếu Cấm Thành có quy mô như vậy, thì phía tây của nó chính là khu di tích Ba Đình vừa phát hiện, ở giữa là Thành cổ Hà Nội, phía đông chính là đường Nguyễn Tri Phương và khu vực do bên Quân đội quản lý. Tại khu vực phía đông này đã từng có những công trình gì?

- Theo bản đồ Hồng Đức thì khu vực này có điện Vạn Thọ ở phía bắc và xa hơn về phía đông có Đông Cung ở phía bắc, Thái Miếu ở phía nam. Đường Nguyễn Tri Phương, phía bắc và phía nam còn nằm trên những đoạn thành của Cấm Thành. Đến thời Nguyễn thì có khá nhiều công trình.

* Thưa GS, nếu hiểu Cấm Thành rộng như vậy, thì không chỉ việc mở rộng đường Nguyễn Tri Phương, mà cả những công trình nhà ở đang được xây dựng trong khu tập thể Quân đội đều "đè" lên một phần của Cấm Thành. Theo ông, chúng ta nên lưu ý điều gì khi xây dựng ở khu vực "nhạy cảm" này?

- Khu khai quật khảo cổ học ở 18 Hoàng Diệu cho thấy các di tích từ thế kỷ XIX về trước nằm sâu trong lòng đất từ khoảng 1 m đến trên dưới 4m. Vì vậy những công trình kiến trúc hiện đại với móng sâu quá 1 m là đã bắt đầu xâm hại đến di tích.

* Xin cảm ơn GS.

Theo Thể thao và Văn hóa

Tin bài liên quan:

* UBND TP Hà Nội quyết định đình chỉ thi công mở rộng đường Nguyễn Tri Phương

* Có một khu di tích Hoàng thành nữa?