Thách thức không hề nhỏ
Như thường nhật, chị Hương (chủ quầy rau ở chợ Lĩnh Nam, Hà Nội) đã chuẩn bị sẵn một cọc tiền lẻ để trả lại khách mua hàng. Kinh doanh nhỏ đã nhiều năm, chị và nhiều tiểu thương ở chợ sử dụng tiền mặt như một điều dĩ nhiên.
“Tôi chỉ dùng ngân hàng để mở sổ tiết kiệm thôi, bình thường dùng tiền mặt vẫn quen hơn chứ. Đúng là có khi trả lại cũng thiếu tiền, rồi hụt tiền hoặc thậm chí nhận phải tiền giả, nhưng mà bảo tôi dùng chuyển khoản hay quét mã gì đấy thì tôi chịu thôi, không quen đâu”, chị chia sẻ.
Kiểu giao dịch truyền thống này trước đây không gặp vấn đề gì, vì người mua, người bán đều hài lòng. Thế nhưng, dịch bệnh đang khiến người dân dần quen với việc giao thương online, hoặc có ra chợ thì cũng hạn chế tiếp xúc nhất có thể, việc trao đổi tiền mặt qua nhiều gian hàng, nhiều người cũng tạo ra những nghi ngại.
Là một người chủ yếu chi tiêu qua tài khoản ngân hàng, chị Trang (nhân viên văn phòng) chia sẻ góc nhìn khác về việc này: “Tôi chỉ mong sao một ngày đi đổ xăng, đi ăn phở cũng không cần dùng tiền mặt. Sự thật là đã có những lúc tôi phải mượn tiền đồng nghiệp để đi chợ sau khi tan làm, vì không kịp rút tiền, có khi nhìn thấy thực phẩm tươi ngon nhưng nhớ ra trong túi không có đủ tiền mặt lại thôi”.
Chủ trương Chính phủ số, kinh tế số đã có, nhưng không thể phủ nhận sự sẵn sàng tiếp cận công nghệ của người dân vẫn đang là một thách thức trong tiến trình này. Khi sử dụng tiền mặt đã trở thành thói quen cố hữu, việc chuyển sang một cách thức thanh toán mới sẽ đòi hỏi không ít thời gian để mọi người chấp nhận.
Ngay cả với tiền di động (Mobile Money) vừa được Chính phủ cấp phép cho các nhà mạng viễn thông triển khai tháng 11 vừa rồi, được coi là phương thức đơn giản hứa hẹn giúp mọi người dân tiếp cận gần hơn với dịch vụ tài chính số, cũng sẽ đứng trước những thử thách. Do đó, nhà mạng vẫn phải nỗ lực lớn để cạnh tranh với các phương thức thanh toán số như ví điện tử, mobile banking đã có mặt từ lâu trên thị trường.
Cơ hội lại càng lớn
Ngay sau khi được cấp phép Mobile Money, cả ba nhà mạng lớn nhất Việt Nam đã được cấp phép triển khai dịch vụ và có công bố về triển khai, chiến lược riêng.
Với tư cách nhà mạng tiên phong và dẫn đầu về số người dùng, Viettel, ngay lập tức cho ra mắt Viettel Money, hệ sinh thái thương mại, tài chính số với đa dạng nguồn tiền (tài khoản Tiền di động - Mobile Money, tài khoản ViettelPay, tài khoản liên kết ngân hàng) cho phép người dùng thực hiện mọi giao dịch chuyển, nạp, rút tiền và mua bán trực tuyến nhanh chóng, dễ dàng. Đây là hệ sinh thái được nhà mạng này xây dựng và tích lũy hơn 10 năm qua. Viettel Money là thành quả của những đúc kết từ BankPlus, ViettelPay cộng với những kinh nghiệm thực chiến mà Viettel đã có ở các dịch vụ ví điện tử tại tám quốc gia nước ngoài, đơn cử như eMoney-Campuchia, uMoney-Lào, Mytelpay-Myanmar, Halopesa-Tanzania,...
Việc triển khai thành công Tiền di động của một nhà mạng, đáp ứng cùng lúc số lượng lớn người dùng sử dụng dịch vụ, sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, nền tảng, định hướng thị trường, số lượng người dùng... tất cả điều đó đều là lợi thế của Viettel.
Viettel cho biết, họ đang có 65 triệu người dùng và chiếm 54% thị phần viễn thông Việt Nam. Đây là cơ hội lớn để phát triển Mobile Money và Viettel Money hướng tới bùng nổ tài chính số. Khi sự giao dịch được khai thông, an toàn và minh bạch, các hình thức giao thương, dịch vụ nhỏ và cá nhân sẽ có cơ hội tốt để nảy nở và phát triển bền vững hơn.
“Viettel kỳ vọng dịch vụ Viettel Money sẽ góp phần phát triển nền tài chính toàn diện tại Việt Nam và đóng góp vào mục tiêu kiến tạo xã hội số của Chính phủ. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn mọi người có thể tận dụng được hết lợi ích của việc thanh toán số”, đại diện Viettel nói.
Xã hội số cho tất cả mọi người
Tiền di động của Viettel đã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người dùng ở tất cả các hình thức, từ ứng dụng cài đặt - Viettel Money và web vtmoney.vn sẵn sàng cho các thao tác tài chính trên điện thoại smartphones, cho đến cú pháp *998# dành cho “điện thoại bấm phím” hoặc không có kết nối internet.
Chị Giang (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), nông dân nuôi gà cho biết, chị chưa có bất cứ tài khoản nào, chị đang dùng một chiếc điện thoại chỉ nghe gọi, chị chú ý đến Viettel Money khi được giới thiệu. Chị muốn nhận tiền bán gà của mình dễ dàng hơn khi gửi gà nuôi thả vườn cho những người khách ở xa thay vì phải nhờ qua nhiều lớp trung gian nhận tiền mặt và đem về cho mình. Sử dụng Viettel Money, chị dễ dàng nhận tiền trực tiếp qua số điện thoại di động, khi cần, chị rút tiền ở đại lý ngay gần nhà.
Với sự tiện dụng đó, Viettel Money giúp rút ngắn khoảng cách của người mua và người bán, giữa thành thị và nông thôn, và người nông dân sẽ không mất quá nhiều chi phí trung gian, qua đó sẽ có thu nhập tốt hơn.
Hạn mức giao dịch khi sử dụng tài khoản tiền di động trên Viettel Money hiện nay là 10 triệu đồng mỗi tháng, hạn mức này cho phép người dùng làm quen với thanh toán không tiền mặt với những khoản tiền nhỏ như ăn sáng, gửi xe, đi chợ, thay đổi thói quen mua bán, chi tiêu hằng ngày. Khi nhu cầu chi tiêu tăng lên, người dùng Viettel Money có thể thực hiện cung cấp thêm thông tin xác thực theo quy định để sử dụng tài khoản có hạn mức giao dịch cao hơn và trải nghiệm đa dạng tính năng, tiện ích hơn trong hệ sinh thái.
Viettel Money đặt mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” trong việc hướng đến một xã hội số, ngay cả khi đó là những người dùng ít cập nhật công nghệ nhất.