Đông đảo khách du lịch ghé thăm điểm đầu đường Hồ Chí Minh ở Pác Bó, tỉnh Cao Bằng dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Du lịch về nguồn - loại hình thế mạnh của ngành “công nghiệp không khói” Việt Nam

Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử vàng vẻ vang với những chiến công chói lọi chống lại giặc ngoại xâm. Gắn liền những chiến công ấy là hệ thống dày đặc “địa chỉ đỏ” gợi nhắc về lịch sử oai hùng. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch về nguồn - loại hình mang tính thế mạnh được xác định sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam.
Lán Nà Nưa, điểm đến trong hành trình về nguồn của du khách trong và ngoài nước.

Qua những miền di sản Việt Bắc

Chiến khu Việt Bắc xưa gồm các tỉnh: Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lạng Sơn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp đây là an toàn khu bảo vệ Đảng, Bác Hồ với "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Nay, sáu tỉnh chiến khu đang phát huy tiềm năng, thế mạnh về di tích lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nâng cao thu nhập cho người dân.
Du khách nghe giới thiệu về hoạt động của lực lượng biệt động Sài Gòn tại Nhan Hương quán, một điểm đến trong tour “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn”. (Ảnh: HOÀNG TUYẾT)

Tạo sức hấp dẫn cho du lịch về nguồn

Với bề dày truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam sở hữu hệ thống “địa chỉ đỏ” đa dạng trải dài hầu khắp các tỉnh, thành phố. Trong đó, có hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa, cách mạng đã được công nhận là di sản mang giá trị nhiều mặt. Đây là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch về nguồn.
Khu di tích Bia Ấn loát đặc biệt Nam Bộ từ lâu đã là điểm giáo dục truyền thống cách mạng (Ảnh: camautourism)

Khu di tích Bia Ấn loát đặc biệt Nam Bộ sẽ trở thành điểm du lịch về nguồn

Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy giá trị lịch sử trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân Cà Mau, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di tích Bia Ấn loát đặc biệt Nam Bộ tại xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn với tỷ lệ 1/500.