Nhiều năm liền, người dân ấp Thanh Trung đau đầu vì ô nhiễm môi trường do tình trạng vứt rác bừa bãi, lục bình, cỏ dại mọc đầy sông và đê bao xuống cấp, sạt lở, thiếu nước tưới trong mùa hạn mặn. Năm 2023, chi bộ ấp Thanh Trung ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm và đưa vấn đề này vào chỉ tiêu cần thực hiện bên cạnh 14 chỉ tiêu khác.
Phó Bí thư Chi bộ ấp Thanh Trung Trịnh Văn Dĩ cho biết: “Trên địa bàn ấp có tuyến sông Rạch Mít thông qua ấp Thanh Xuân dài khoảng 3km thường xuyên bị ô nhiễm, nước không chảy được do lục bình, cỏ mọc lấp đầy sông.
Sau khi ban hành nghị quyết năm, chi ủy đã tiến hành họp bàn và tiếp tục họp chi bộ tháng để đảng viên trong chi bộ thống nhất rồi ra nghị quyết tháng với quyết tâm khắc phục trước mắt vấn đề ô nhiễm môi trường, giúp dân có nước tưới trong mùa hạn mặn sắp tới bằng cách khôi phục, sửa chữa nắp cống ngăn mặn đã hư hỏng trước đó.
Chi bộ thống nhất mua máy móc về phá lục bình, khơi thông dòng chảy. Sau đó, phân công đảng viên phụ trách ở 15 tổ nhân nhân tự quản tiến hành họp dân, bàn cho dân biết rồi đi đến thống nhất để thực hiện”.
Lục bình, cỏ dại mọc đầy sông Rạch Mít gây tắc dòng chảy, ô nhiễm môi trường. |
Tuy nhiên, từ trước đến nay, địa phương chưa có máy cơ giới nào phá lục bình, cỏ dại trên sông nên việc “chế tạo” ra chiếc máy rất gian nan. Bí thư Chi bộ ấp Thanh Trung Đoàn Thị Thắm cho biết: “Khi vận động, người dân đồng tình đóng góp 200 nghìn đồng/hộ để thực hiện việc làm nắp cống ngăn mặn, mua máy phá lục bình nhưng làm sao cho hiệu quả để dân tin tưởng là cả quá trình dài.
Tìm trên mạng xã hội thấy vùng Đồng Tháp người dân dùng xuồng di chuyển trên sông và có gắn động cơ, lắp lưỡi dao để cắt lục bình nên thuê thợ cơ khí ở địa phương làm theo. Để thực hiện công việc, cả chi bộ đều đồng lòng, từng đảng viên thực hiện các công việc cụ thể như: vận động nhân dân, mua thiết bị, cây gỗ để đóng ghe và lắp máy chạy thử nghiệm…”.
Bí thư Chi bộ ấp Thanh Trung Đoàn Thị Thắm bàn với người dân về việc giải quyết ô nhiễm môi trường, nước tưới trong mùa hạn, mặn. |
Để thực hiện, đảng viên trong chi bộ đi đầu đóng góp trước rồi đến người dân và vận động thêm mạnh thường quân để đủ chi phí thực hiện.
Ủy ban nhân dân xã Hưng Khánh Trung B cũng ra quyết định công nhận ban vận động kiêm ban quản lý công trình xây dựng cống và nạo vét sông Rạch Mít để thuận tiện cho việc vận động, sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả.
Mấy năm nay, địa phương đã khép kín đê bao ngăn mặn nên lục bình sinh sôi rất nhiều gây ô nhiễm, tắc dòng chảy. Bước đầu ấp Thanh Trung đưa vào vận hành máy chặt lục bình khơi thông dòng chảy mang lại hiệu quả cao. Hiện tại, các ấp khác trên địa bàn còn khoảng 10km bị lục bình bao phủ ở các tuyến sông. Sắp tới, sẽ đưa máy này đến các ấp khác để phá lục bình, khơi thông dòng chảy giúp người dân.
Đoàn Thị Điệp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hưng Khánh Trung B
Sau hơn 3 tháng, cả 2 công trình, phần việc hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ngày đầu tiên đưa máy xuống cắt lục bình, cỏ dại, người dân hiếu kỳ đến xem rất đông.
Ông Trần Văn Lộc cho biết: “Tôi là người được giao nhiệm vụ đóng chiếc phà nhỏ bằng gỗ, rồi cùng thợ cơ khí lắp máy chặt lục bình và kiêm luôn việc điều khiển.
Ban đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm suốt 1 tuần máy mới chạy đạt công suất cao, hiệu quả nhất. Sau khoảng 10 ngày, toàn bộ lục bình, cỏ dại ở tuyến sông Rạch Mít đã dọn dẹp sạch, tạo dòng chảy như ban đầu”.
Lắp máy phá lục bình, cỏ dại trên sông Rạch Mít. |
Khi công trình nạo vét sông Rạch Mít hoàn thành, người dân rất vui mừng vì dòng sông không còn ô nhiễm nên có thể sử dụng trong sinh hoạt, tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Chênh, trồng mai vàng kiểng ở địa phương cho biết: “Người dân ở địa phương chuyên trồng mai vàng, cây kiểng để bán trong dịp Tết mấy năm nay đau đầu chuyện nước tưới vì bị ô nhiễm. Vì vậy, khi họp tổ nhân dân tự quản ai cũng đồng tình ủng hộ, đóng góp để cùng chính quyền địa phương làm. Bây giờ có cống ngăn mặn, nước sông không bị ô nhiễm nên người dân rất an tâm trong sản xuất”.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hưng Khánh Trung B Đoàn Thị Điệp cho biết: “Mấy năm nay, địa phương đã khép kín đê bao ngăn mặn nên lục bình sinh sôi rất nhiều gây ô nhiễm, tắc dòng chảy. Bước đầu ấp Thanh Trung đưa vào vận hành máy chặt lục bình khơi thông dòng chảy mang lại hiệu quả cao".
Hiện tại, các ấp khác trên địa bàn còn khoảng 10km bị lục bình bao phủ ở các tuyến sông. Sắp tới, sẽ đưa máy này đến các ấp khác để phá lục bình, khơi thông dòng chảy giúp người dân”.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, trên địa bàn huyện có 30 cống lớn đường kính trên 1,2m và hơn 1.000 cống nhỏ để ngăn mặn, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
Sông Rạch Mít được khơi thông dòng chảy phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. |
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, trên địa bàn huyện có 30 cống lớn đường kính trên 1,2m và hơn 1.000 cống nhỏ để ngăn mặn, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách Trần Hữu Nghị cho biết: “Lục bình chỉ phát sinh mấy năm nay khi có hệ thống cống khép kín.
Hệ quả khi lục bình phát triển rất nhiều làm tắc dòng chảy, rễ lục bình phân hủy bồi lắng tạo thành lớp bùn lợn cợn rất khó nạo vét. Vì vậy, khi ấp Thanh Trung (xã Hưng Khánh Trung B) triển khai hiệu quả máy chặt lục bình sẽ vận động các địa phương khác ứng dụng để khơi thông dòng chảy, giải quyết vần đề ô nhiễm, bồi lắng…”.