Cao Ngọc Nhi đoạt giải Nhất Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng tuần thứ 10

NDO -

NDĐT- Kết thúc tuần thi thứ 10 Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng (từ ngày 28-10 đến ngày 4-11), bạn Cao Ngọc Nhi, xã Diệu Minh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, đã xuất sắc đoạt giải Nhất. Đây là tuần thi có số người tham gia thi đông nhất kể từ khi bắt đầu Cuộc thi (hơn 108 nghìn người).

Bạn Cao Ngọc Nhi đoạt giải Nhất tuần thi thứ 10. Ảnh: Ban Tổ chức.
Bạn Cao Ngọc Nhi đoạt giải Nhất tuần thi thứ 10. Ảnh: Ban Tổ chức.

Theo thống kê của Ban Tổ chức, trong tuần thi thứ 10, đã có 108.016 người tham gia thi với 278.793 lượt thi; trong đó có 29.072 người trả lời đúng cả tám câu hỏi. So với tuần thi thứ chín, tuần thi này có số người tham gia thi và số lượt thi đều tăng; số người trả lời đúng cả tám câu hỏi cũng tăng 4.323 người.

10 địa phương có số người tham gia dự thi đông nhất tuần thi thứ tám gồm:

STT

Tỉnh/Thành phố

Số người tham gia

Số lượt tham gia

1

Hà Tĩnh

13,687

33,089

2

Thành phố Hà Nội

11,209

23,432

3

Thành phố Hồ Chí Minh

10,288

15,428

4

Tỉnh Nghệ An

9,579

62,209

5

Tỉnh Quảng Ninh

3,940

6,963

6

Thành phố Đà Nẵng

3,525

5,216

7

Tỉnh Sóc Trăng

3,063

3,865

8

Tỉnh Gia Lai

3,040

3,795

9

Tỉnh Nam Định

2,703

3,349

10

Tỉnh Thừa Thiên Huế

2,675

3,518

Đáp án câu hỏi của Tuần thi thứ 10 như sau:

STT

Đáp án đúng

Câu hỏi 1

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, 3-1971.

Câu hỏi 2

Cả 3 đáp án trên

Câu hỏi 3

Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, 3-11-1968.

Câu hỏi 4

“Chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Câu hỏi 5

Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc tại lễ truy diệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969.

Câu hỏi 6

Năm 1969.

Câu hỏi 7

Khuyết điểm, phê bình, sửa chữa.

Câu hỏi 8

Mẹ vắng nhà, đạo diễn Nguyễn Khánh Dư.

Ban Tổ chức công bố danh sách các cá nhân sau đã đoạt giải của tuần thi này như sau:

Giải Nhất (trị giá 5.000.000 đồng) thuộc về Cao Ngọc Nhi, Số 198, Ấp 21, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

Hai giải Nhì (mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng) thuộc về hai cá nhân:

1. Trương Văn Thanh, Xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

2. Nguyễn Thị Nhã Linh, Thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Ba giải Ba (mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng) thuộc về ba cá nhân:

1. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Xã Nghi Ân, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

2. Trần Thị Mỹ Hạnh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

3. Võ Quang Đạt, Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm giải Khuyến khích (mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng) thuộc về năm cá nhân:

1. Nguyễn Thị Linh, UBND xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

2. Phạm Văn Sơn, Trường TH Định Hóa, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

3. Trần Quế Chi, Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

4. Nguyễn Văn Thân, Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

5. Nguyễn Thị Thân Thương, UBND xã Nghi Ân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ngay sau khi kết thúc tuần thi thứ 10, tuần thi thứ 11 của Cuộc thi đã bắt đầu từ 10 giờ ngày 4-11 và kết thúc vào đúng 9 giờ ngày 11-11-2019. Theo Thể lệ Cuộc thi, kết quả tuần thi thứ 11 cũng sẽ được công bố vào ngày Thứ Hai tuần tới, ngày 11-11, trên MXH VCNET và các phương tiện thông tin đại chúng.

Mời các bạn tiếp tục truy cập vào https://vcnet.vn/contest để tham gia Cuộc thi.

Hướng dẫn cụ thể tại: https://vcnet.vn/p/5d6343d40ebcc82b9a04d602

Câu hỏi tuần thi thứ 11 như sau:

Câu 1: Tháng 5-1971, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định mở Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và đã giành thắng lợi to lớn, làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh. Bạn cho biết ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược đó là gì?

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giành thắng lợi to lớn, làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh.

B. Bộ đội chủ lực ta trở về miền Nam đứng vững trên những địa bàn quan trọng, bộ đội địa phương và dân quân du kích phát triển.

C. Thắng lợi của cuộc tiến công đã góp phần quyết định buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari rút hết quân ra khỏi miền Nam nước ta.

D. Cả A,B,C

Câu 2: Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị đã ghi dấu ấn vẻ vang trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Ban hãy cho biết, cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị diễn ra trong thời gian bao lâu?

A. 51 ngày đêm

B. 61 ngày đêm

C. 71 ngày đêm

D. 81 ngày đêm

Câu 3: “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 là trận thắng quyết định của ta buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân và ký kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bạn hãy cho biết trận “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trong thời gian bao lâu?

A. 10 ngày đêm.

B. 11 ngày đêm.

C. 12 ngày đêm.

D. 14 ngày đêm.

Câu 4: Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27-1-1973 tại Thủ đô Pari (Pháp) là sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đi đến thắng lợi hoàn toàn. Bạn cho biết ý nghĩa của Hiệp định Pari là gì?

A. Buộc Mỹ phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chấm dứt mọi sự dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

B. Đây là tiền đề cơ bản cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam hơn hai năm sau.

C. Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

D. Cả A,B,C

Câu 5: “Đại hội quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt lại chức vụ Tổng Bí thư thay chức Bí thư thứ nhất, quy định nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương là 5 năm”. Bạn cho biết, Đại hội lần thứ mấy của Đảng đã thực hiện nhiệm vụ nêu trên?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (5-10/9/1960).

B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (14-20/12/1976).

C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (27-31/3/1982).

D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (5-8/12/1986).

Câu 6: Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta (1960-1985) là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, trong đó mấu chốt là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào?

A. Công nghiệp nặng, dịch vụ.

B. Công nghiệp nhẹ, nông nghiệp.

C. Công nghiệp nặng.

D. Công - nông nghiệp, dịch vụ.

Câu 7 : “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong…”. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào, của ai và ra đời vào thời gian nào?

A. Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh, 12-1958.

B. Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh, 10-1947.

C. Bàn về cách mạng Việt Nam, Trường Chinh, 3-1965.

D. Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh, 1-1927.

Câu 8: Bạn hãy cho biết những lời sau đây trong bài hát nào, do ai sáng tác và ra đời vào thời điểm nào?

“Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay!

Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây

Sài Gòn ơi!

Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng”.

A. "Đất nước trọn niềm vui", nhạc sĩ Hoàng Hà, ra đời vào đêm 26-4-1975

B. “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, nhạc sĩ Phạm Tuyên, ra đời đêm 28-4-1975

C. “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh", nhạc sĩ Xuân Hồng, ra đời đêm 25-4-1975.

D. “Tiến về Sài Gòn”, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, ra đời đêm 22-4-1975.

Vi Văn Thi đoạt giải Nhất Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng tuần thứ chín

Vũ Xuân Lợi đoạt giải Nhất Cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng tuần thứ bảy