Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học

NDO - Tổ hợp không gian khoa học là tiền thân của Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo do Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 9/2015, khánh thành vào ngày 29/4/2022.
0:00 / 0:00
0:00
Tổ hợp Không gian khoa học tọa lạc tại khu Đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa, thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ hợp bao gồm Khu khám phá khoa học (bên trái) và Trạm quan sát thiên văn phổ thông (bên phải). Đây được xem là trung tâm đầu tiên của Việt Nam và là trung tâm thứ hai của Đông Nam Á (sau Singapore ).
Tổ hợp Không gian khoa học tọa lạc tại khu Đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa, thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tổ hợp bao gồm Khu khám phá khoa học (bên trái) và Trạm quan sát thiên văn phổ thông (bên phải). Đây được xem là trung tâm đầu tiên của Việt Nam và là trung tâm thứ hai của Đông Nam Á (sau Singapore ).

Ý tưởng đầu tiên về dự án được khởi xướng bởi Hội Gặp gỡ Việt Nam và sau đó được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, hiện tại đang tọa lạc tại số 10, Đại lộ khoa học (hay còn gọi là khu Đô thị khoa học Quy Hòa), đây được xem là điểm đến đầu tiên ở Việt Nam mà công chúng có thể tự do vui chơi và khám phá khoa học.

Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo được thành lập ngày 24/12/2015, là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở khoa học và Công nghệ Bình Định, là nơi đại chúng đầu tiên tại Việt Nam, chú trọng đến việc đưa khoa học đến với quần chúng và phát triển tình yêu khoa học cho nhân dân, đặc biệt là giới trẻ.

Tổ hợp vệ tinh đầu tiên sau nhân tố hạt nhân quan trọng là dự án Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) khánh thành tháng 8/2013 để từng bước quy hoạch và xây dựng Khu đô thị khoa học Quy Hòa tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nhằm phát triển Quy Nhơn thành điểm đến khoa học và giáo dục đặc trưng của Việt Nam.

Hiện nay, Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo là một trong những điểm đến thú vị, mới mẻ, thu hút đông đảo du khách, nhất là các bạn học sinh, sinh viên đam mê khoa học.

Từ khi khánh thành đến nay, trung tâm đã đón hơn 50 nghìn lượt khách đến tham quan, khám phá khoa học. Hiện tại trung tâm đang mở cửa miễn phí đón khách đến tham quan và trải nghiệm. Người yêu khoa học, du khách cần đi theo đoàn và hẹn lịch trước qua địa chỉ email explorasciencequynhon@gmail.com, hoặc số điện thoại 0256 2478 999, bấm phím 1 trong giờ hành chính.

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 1

Tổ hợp Không gian khoa học khởi công vào tháng 9/2015, khánh thành vào ngày 29/4/2022. Tổng diện tích Tổ hợp hơn 4ha; trong đó, tòa nhà chính của Tổ hợp không gian khoa học có diện tích 7.200m2, có các hạng mục thiết bị chuyên ngành phục vụ phổ biến khoa học như: Nhà chiếu hình vũ trụ và Khu khám phá khoa học.

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 2

Khu Khám phá khoa học gồm 7 phòng trưng bày, phổ biến khoa học phong phú với những chủ đề như: Hệ mặt trời, Khám phá vật chất, Trái đất và tài nguyên thiên nhiên, Khám phá không gian, Khám phá sao Hỏa, Chơi mà học, Vì sao lại thế…

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 3

Hiện tượng sấm sét qua cỗ máy Tesla Coil thuộc khu Khám phá khoa học.

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 4

Phòng chiếu hình vũ trụ với đặc trưng là màn hình vòm bán cầu đường kính 12m, khán phòng 80 chỗ ngồi. Đây là điểm nhấn, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm của Tổ hợp.

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 5

Tổ hợp Không gian khoa học là địa điểm được nhiều cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh Bình Định chọn làm nơi để các em học sinh thực hành thí nghiệm Hóa học tại căn phòng “Chơi mà học”.

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 6

Tổ hợp Không gian khoa học là địa điểm được nhiều cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh Bình Định chọn làm nơi để các em học sinh thực hành thí nghiệm Hóa học tại căn phòng “Chơi mà học”.

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 7

Hạng mục Trạm quan sát thiên văn phổ thông sử dụng kính thiên văn quang học đường kính ống 60cm (lớn nhất tại Việt Nam hiện nay). Ngoài ra, còn có các kính thiên văn phổ thông, các máy móc hỗ trợ… giúp quan sát các hành tinh của hệ mặt trời và thiên hà.

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 8

Học sinh trải nghiệm mô hình Sa bàn cát tại Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo.

Bình Định: Độc đáo Tổ hợp Không gian khoa học ảnh 9

Khách tham quan trải nghiệm show khoa học về Tĩnh điện.