Theo Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia (NSIDC) tại Đại học Colorado Boulder, Mỹ, băng biển ở Nam Cực đã giảm xuống còn 1,79 triệu km2 vào ngày 21/2.
Số liệu này vượt quá mức thấp kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2022 là 136.000 km2.
Các nhà khoa học của NSIDC nhấn mạnh, con số mới nhất là sơ bộ vì vẫn có thể xảy ra hiện tượng băng tan vào cuối mùa. Họ cho biết họ sẽ công bố con số cuối cùng về mức độ băng vào đầu tháng 3.
Băng biển tan chảy không có tác động rõ rệt đến mực nước biển vì băng đã ở trong nước biển.
Nhưng các dải băng trên biển bao quanh các thềm băng khổng lồ của Nam Cực, phần mở rộng của các sông băng nước ngọt, đang đe dọa mực nước biển dâng cao nhanh trong nhiều thế kỷ, nếu chúng tiếp tục tan chảy khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên.
Tiến sĩ Ted Scambos, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hợp tác nghiên cứu khoa học môi trường (CIRES) cho biết: “Phản ứng của Nam Cực đối với biến đổi khí hậu khác với Bắc Cực".
Ông Scambos nói thêm: “Xu hướng giảm của băng biển có thể là một tín hiệu cho thấy sự nóng lên toàn cầu cuối cùng cũng ảnh hưởng đến băng nổi quanh Nam Cực, nhưng sẽ mất vài năm nữa để điều đó trở nên rõ rệt”.
Băng biển ở Nam Cực vào ngày 21/2 đạt mức thấp kỷ lục trong hồ sơ vệ tinh 45 năm qua. Nguồn: Đài quan sát trái đất NSIDC/NASA. |
Chu kỳ ở Nam Cực trải qua các thay đổi đáng kể hàng năm trong mùa hè tan băng và mùa đông đóng băng, và lục địa này đã không trải qua sự tan chảy nhanh chóng trong bốn thập kỷ qua, gây ra tai họa cho các dải băng ở Greenland và Bắc Cực do sự nóng lên toàn cầu.
Nhưng tỷ lệ băng tan cao kể từ năm 2016 làm dấy lên lo ngại rằng xu hướng giảm lượng băng đáng kể có thể đang diễn ra.
Việc băng biển tan chảy là một vấn đề nan giải vì nó góp phần đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.
Khi biển băng trắng – vốn phản xạ tới 90% năng lượng của Mặt trời trở lại không gian – được thay thế bằng biển tối, không đóng băng, nước sẽ hấp thụ một tỷ lệ tương tự nhiệt lượng của Mặt trời để thay thế.
Trên toàn cầu, năm ngoái là năm nóng thứ năm hoặc thứ sáu được ghi nhận, bất chấp ảnh hưởng làm mát của mô hình thời tiết La Nina tự nhiên.