Nguyên liệu: rau chân vịt tươi: 200-300g (để nguyên rễ), gan lợn: 150g.
Cách làm: Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng; đun sôi nước, cho một ít gừng tươi thái nhỏ cùng với một lượng muối vừa phải, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, tiếp tục đun cho gan chín là được. Có thể dùng làm canh trong bữa ăn hằng ngày. Gan lợn và rau chân vịt cùng sử dụng đã có tác dụng bổ huyết rõ ràng, có thể phối hợp để vừa là loại thức ăn bổ dưỡng, vừa có tác dụng điều trị thiếu máu do thiếu sắt, làm cho da trở nên hồng hào khỏe mạnh.
Bài 2: Cháo tam hồng bổ huyết ích nhan
Nguyên liệu: hồng táo (táo tàu): 12 quả, kỷ tử: 30g, gạo nếp cẩm: 50g, đường: 20-30g.
Bệnh thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra. Thiếu máu có thể do bệnh mạn tính, do giun móc, phụ nữ có thai, trẻ em suy dinh dưỡng, do chấn thương... Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hay quên, hồi hộp, đoản khí, tóc khô giòn dễ rụng...
Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu sắt là do lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt ảnh hưởng đến sự hình thành huyết cầu tố.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là: mất máu nhiều trong quá trình sinh đẻ, kinh nguyệt thường xuyên kéo dài trong các kỳ kinh, sinh đẻ nhiều lần, thời kỳ cho con bú hoặc mang thai... làm cho nhu cầu về sắt của cơ thể tăng lên; hoặc cũng có thể do người bệnh nhiễm một số loại ký sinh trùng làm ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể; hoặc trong thức ăn hằng ngày thiếu hụt lượng sắt cần thiết...
Ngoài việc dùng thuốc, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc trị thiếu máu đơn giản, dễ làm để bạn đọc tham khảo.
Bài 1: Canh gan lợn rau chân vịt
Nguyên liệu: rau chân vịt tươi: 200-300g (để nguyên rễ), gan lợn: 150g.
Cách làm: Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng; đun sôi nước, cho một ít gừng tươi thái nhỏ cùng với một lượng muối vừa phải, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, tiếp tục đun cho gan chín là được. Có thể dùng làm canh trong bữa ăn hằng ngày. Gan lợn và rau chân vịt cùng sử dụng đã có tác dụng bổ huyết rõ ràng, có thể phối hợp để vừa là loại thức ăn bổ dưỡng, vừa có tác dụng điều trị thiếu máu do thiếu sắt, làm cho da trở nên hồng hào khỏe mạnh.
Bài 2: Cháo tam hồng bổ huyết ích nhan
Nguyên liệu: hồng táo (táo tàu): 12 quả, kỷ tử: 30g, gạo nếp cẩm: 50g, đường: 20-30g.
Cách làm: Rửa sạch hồng táo, kỷ tử, gạo nếp, cho tất cả vào xoong và đun lửa to cho sôi, sau đó chuyển sang dùng lửa nhỏ tiếp tục đun cho đến khi chín nhừ thành cháo; cho đường vào khuấy đều và chia làm hai phần ăn vào sáng và tối.
Bài này có tác dụng dưỡng can ích huyết, bổ thận cố tinh; sử dụng rất thích hợp cho người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt.
Bài 3: Canh hoàng kỳ, đại táo, a giao
Nguyên liệu: hoàng kỳ: 18g, đại táo: 10 quả, a giao: 9g.
Cách làm: Cho hoàng kỳ và đại táo vào ấm với lượng nước vừa phải, đun trong thời gian khoảng 60 phút rồi chắt lấy nước, cho a giao và khuấy đều cho tan và uống hết. Mỗi ngày dùng 1 lần.
Những bài nói trên có thể dùng trong thời gian dài cho đến khi có kết quả.
Tiến sĩ Đỗ Đình Long