Cụ thể, xuất khẩu của EU sang các nước ngoài khối - gần một nửa trong số đó là kim loại đen như sắt và thép - tăng 2 triệu tấn so với năm 2020 và tăng 80% so với con số ghi nhận 18 năm trước đây.
Việc nhập khẩu nguyên liệu thô có thể tái chế vào EU - chủ yếu là các sản phẩm hữu cơ như gỗ, giấy và vải dệt từ sợi tự nhiên - đạt 46,8 triệu tấn trong năm 2021, tăng 7% so với mức năm 2004.
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, các nước thành viên EU đang xem xét biện pháp để trở nên độc lập, tự chủ hơn trong một số lĩnh vực chiến lược, chẳng hạn như thực phẩm, bộ vi xử lý, thuốc men, nguyên liệu thô và công nghệ kỹ thuật số.
Tháng 3 vừa qua, các nhà lãnh đạo EU đã đưa ra cam kết cắt giảm sự phụ thuộc của khối vào các nguồn cung toàn cầu, đặc biệt là các mặt hàng nguyên liệu thô quan trọng, thông qua đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường dự trữ, tái chế và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
Năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường xuất khẩu nguyên liệu thô có thể tái chế lớn nhất của EU, tiếp đó là Anh, Ấn Độ và Ai Cập. Trong khi đó, khối này nhập khẩu nguyên liệu thô có thể tái chế chủ yếu từ Argentina và Brazil.