Kênh đào Panama

Lịch sử tạo nên từ những số phận vô danh

Đặt chân vào Bảo tàng Kênh đào Panama sẽ thấy một bức tường rất lớn, là con đường dẫn lối đi lên tầng một. Bức tường có hình của các công nhân từng tham gia xây dựng kênh đào Panama. Đó là một nghệ thuật của những curator làm bảo tàng, cũng là sự vinh danh dành cho hàng triệu người vô danh đã tạo nên con kênh làm thay đổi cả lịch sử giao thông thế giới.

Cửa Miraflores của kênh đào Panama.
Cửa Miraflores của kênh đào Panama.

Tiếng vỗ tay cho những con tàu

Một phần không thể thiếu khi đến Panama là đến thăm các cửa (lock) của kênh đào.

Đầu tiên, các âu tàu s h mc nước ngang vi mc nước bin, m ca cho tàu vào. Sau đó, nước s x vào âu qua các van khng l, để điu chnh mc nước bng vi mc nước vùng bin giáp ranh tiếp theo. Con tàu trong âu s được gi cân bng bng h thng dây cáp và s tr giúp ca 16-24 xe ti hai bên. Mi mt ln vào âu như thế s mt khong mt, hai tiếng. Ca tham quan ph biến nht vi du khách s là Gatun và ca Miraflores - âu tàu nm ngay cách trung tâm Panama chng ba cây s. Để đi hết chiu dài 82 km ca kênh đào, xuyên t Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương hoc ngược li, tàu thuyn s mt 11.38 tiếng.

Khi khoảnh khắc trầm trồ qua đi, khi con tàu chầm chậm rời âu, thoát ra biển, không ai bảo ai đều vỗ tay vang dội. Raul, người bảo vệ giữ trật tự trên tầng bốn của đài quan sát, nơi mà mỗi ngày đều tiếp khoảng 3.000 lượt du khách, nói chưa bao giờ người ta quên vỗ tay cho mỗi con tàu. Dù cả trăm năm trôi qua, quãng thời gian con tàu đi qua kênh đào nhỏ hẹp, vẫn gây cảm xúc mạnh với ai chứng kiến nó.

Một tiếng, hay hai tiếng qua mỗi cửa, hay 11 tiếng đi hết kênh đào, là một con số quá nhỏ bé. Nếu như người ta so sánh với thời gian hằng tháng, hay thậm chí hằng năm mà các con tàu phải vòng qua mũi Sừng để đi xuyên Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, thậm chí là có những hành trình phải lênh đênh lên tận Bắc Cực. Đi kèm với đó là nỗi lo sợ thường xuyên với nạn cướp biển Caribe như cơm bữa thời kỳ ấy, hay đối mặt với những cơn bão, dịch bệnh trên biển.

Khi người Pháp bắt tay vào xây dựng kênh đào Panama năm 1877, họ dự tính sẽ tạo ra con kênh với mực nước ngang mực nước biển. Họ tự tin rằng sẽ thành công như với kênh đào Suyez. Và mặc dù kênh đào Panama chỉ dài bằng 40% so với kênh đào Suyez nhưng thách thức của nó thì hơn gấp vạn lần.

Hàng nghìn công nhân phải chiến đấu với mùa mưa khắc nghiệt ở Panama. Họ dùng cuốc, xẻng đào xuyên qua núi Cullebras và phải liên tục tạo các góc để tránh tình trạng lở đất. Các thiết bị điện thì thường xuyên hỏng hóc, gỉ sét do thời tiết ẩm ướt. Họ còn phải đối mặt với thú dữ, sốt vàng da, bệnh sởi, điều kiện sinh hoạt kém. Năm 1884, trung bình có 200 người chết mỗi tháng. Điều tất yếu là ông chủ thầu công trình De Lesseps phải tuyên bố phá sản vào năm 1899.

Cuộc tranh cãi làm các cửa (lock) hay tạo kênh ngang mực nước biển vẫn còn được đưa ra ngay cả khi người Mỹ đã tham gia dự án với đủ thứ máy móc tối tân cùng nguồn vốn khổng lồ. Quyết định làm kênh đào theo hình thức điều chỉnh mực nước qua các cửa đã tạo nên một hồ nước và đập nước nhân tạo lớn nhất thế giới thời điểm đó (Gatun), từng bị coi là điên rồ.

Kênh đào Panama nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hiện nay có năm cửa. Ba cửa đi từ thời kỳ đầu gồm Gatun, Pedro Miguel và Miraflores chỉ cho phép các tàu đạt tiêu chuẩn Panamax (trọng tải dưới 52.500 tấn) đi qua. Vào tháng 6-2016, Panama khánh thành hai cửa là Agua Clara và Cocoli. Hai cửa này cho phép các tàu đạt chuẩn New Panamax (trọng tải lên tới 120.000 tấn) đi qua.

Lịch sử tạo nên từ những số phận vô danh ảnh 1

Mô phỏng ba cửa đầu tiên của kênh đào Panama.

Thế giới tạo nên Panama

Ở các nước Mỹ la-tin, tôi rất dễ bị “nhận dạng” là khách du lịch bởi mầu da khác biệt. Nhưng ở Panama thì khác. Thành phố cảng biển này có một nền văn hóa sắc tộc cực kỳ đa dạng.

Giữa phố cổ Casco Viejo tạo cảm giác cũ kỹ, đổ nát, những khu phố người Hoa vẫn sáng đèn nhộn nhịp, những người gốc Phi có mặt khắp nơi, cả những phong cách bản địa đặc trưng Mỹ latinh với làn da nâu bóng. Rồi cả những người tứ phương mới tìm đến vùng đất này. Anh chủ một quán ăn đã mặc định tôi là người Panama cho đến khi tôi mở miệng với thứ tiếng Tây Ban Nha bập bõm. “Vậy là người nước ngoài hả, nước nào thế”, anh hỏi theo kiểu làm quà. Tôi đáp: “Việt Nam”. Bất ngờ anh chàng chừng ngoài 30 tuổi mắt sáng lên, rối rít vẫy tay gọi mọi người trong quán lại: “Này này, con bé này là người Việt Nam. Chúng mày biết Việt Nam không? Hồ Chí Minh. Ông ta đã thắng Pháp, thắng Mỹ, thắng cả thế giới”. Người ta lôi tôi ở lại, hỏi chuyện. Một người đàn ông da đen ngả mũ chào tôi kiểu nhà binh. Những người trong quán ngày hôm ấy đều là người tứ xứ, họ đến Panama có thể vài năm, vài chục năm, có người đã ở nhiều đời. Và lạ kỳ là câu chuyện của họ, đều liên quan đến con kênh.

Trong bảo tàng Panama, người ta nhắc đến những người đến từ nhiều quốc gia: các nước Đông-Nam Á, Trung Quốc, các quốc gia Mỹ latinh, Pháp, Mỹ... Đó là công trình tạo nên từ những số phận đến từ khắp thế giới. Có thể đâu đó, có cả những lính thợ Đông Dương đã nằm lại ở giai đoạn khắc nghiệt đầu tiên, khi người ta vẫn đang ảo tưởng về một con kênh ngang mực nước biển. Lịch sử kênh đào chỉ được ghi nhận từ năm 1904, khi Panama được công nhận độc lập, chính thức có các hiệp ước thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, khi máy móc hiện đại vào cuộc. Nhưng có hàng trăm nghìn công nhân đã dành sức lực, dùng chính bàn tay và các công cụ thô sơ để tạo nên phần nền móng, những vách ngăn xói lở chống sức nước xuyên qua dãy Cullebras suốt 30 năm trước đó.

Lịch sử tạo nên từ những số phận vô danh ảnh 2

Một quầy báo trên phố cổ Casco Viejo.

Kênh đào Panama thay đổi lịch sử hàng hải thế giới. Và chính những người xây dựng Panama vô danh, đã thay đổi Panama. Người đàn ông da đen ngả mũ chào Việt Nam tôi gặp là một thí dụ. Cụ nội ông đến Panama để xây kênh đào từ đầu thế kỷ 20, rồi ở lại sau khi kênh đào hoàn thành và trở thành một phần của Panama. Em trai ông, cũng đang làm công nhân trong công trình mở rộng kênh đào. Hay Luisita, một cô gái gốc Khách Gia ở đó. Cụ của Luisita đã tìm đường sang Panama theo đường biển khi kênh đào hoàn thành. Hiện tại gia tộc của Luisita sở hữu một công ty bán lẻ có tiếng, với hàng hóa vận chuyển chủ yếu từ Nghĩa Ô (Chiết Giang, Trung Quốc) sang châu Mỹ và tất nhiên, qua con kênh mà cô lớn lên cạnh nó.

Với họ, kênh đào là một niềm tự hào. Khi tôi gọi taxi lên đỉnh núi cao nhất thành phố Panama để ngắm toàn cảnh con kênh với cây cầu Las Americas nổi tiếng, người lái taxi đã rất hào sảng giảm một nửa tiền cho tôi. Bởi anh lái taxi bảo 40 năm qua, anh chưa bao giờ thấy con kênh đẹp đến thế.

Vậy nên không khó hiểu khi 76% người dân Panama bỏ phiếu đồng ý kế hoạch mở rộng kênh đào. Panama đã phải chấp nhận đánh đổi một dải bờ biển tuyệt đẹp, cùng vùng rừng nguyên sinh quý giá. Sự đánh đổi ấy không hề dễ dàng nếu như chứng kiến những hòn đảo tuyệt đẹp của Panama được bảo tồn tránh xa khỏi các dự án lớn như thế nào.

Hơn cả những câu chuyện kinh tế, kênh đào Panama là một biểu tượng.