Tháp Mười tập trung đổi mới tổ chức sản xuất các ngành hàng chủ lực

Huyện Tháp Mười là địa phương có nhiều mô hình hay trong phát triển nông nghiệp ở Đồng Tháp.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cùng đoàn công tác khảo sát thực tế hoạt động của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tại xã Trường Xuân, Tháp Mười.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong cùng đoàn công tác khảo sát thực tế hoạt động của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tại xã Trường Xuân, Tháp Mười.

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện tập trung hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, đổi mới các hình thức liên kết hợp tác, thực hiện các mô hình đổi mới thể chế và đổi mới tổ chức sản xuất năm ngành hàng chủ lực của huyện, bao gồm: lúa gạo, sen, vịt, cá sặc rằn, ếch.

Ngoài ra, huyện đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế hợp tác. Công tác củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá các hình thức hợp tác, liên kết được tập trung thực hiện.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 21 hợp tác xã (trong đó có 19 hợp tác xã nông nghiệp) và 129 tổ hợp tác. Các hợp tác xã tiếp tục hoạt động ổn định, từng bước củng cố và mở rộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp, phát triển đa ngành nghề, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của thành viên, góp phần giải quyết việc làm cho một phần lao động tại địa phương.

Mới đây, tại buổi làm việc với Huyện ủy Tháp Mười, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đánh giá cao sự chủ động của địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2021 và đạt được những kết quả cụ thể bước đầu.

Đồng chí cho rằng địa phương có nhiều mô hình hay trong phát triển nông nghiệp và là điểm sáng trong công tác xây dựng nông thôn mới.

“Những tháng còn lại của năm 2021, Tháp Mười cần tiếp tục phát huy thế mạnh của các loại nông sản đặc trưng, nhất là lúa và sen; nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; tăng cường quảng bá, xúc tiến đầu tư để thu hút, kêu gọi doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, tạo đòn bẫy cho sự phát triển của địa phương”, đồng chí Lê Quốc Phong đề nghị.

Để năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản ngày càng cao, thời gian tới, Tháp Mười tiếp tục triển khai đồng bộ và hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của huyện.

Theo đó, xúc tiến hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng tái cơ cấu của huyện và gia tăng giá trị chuỗi ngành hàng.

Tiếp tục thực hiện thí điểm các mô hình có hiệu quả và đổi mới tổ chức sản xuất năm ngành hàng chủ lực của huyện.

Tập trung xây dựng vùng sản xuất trọng điểm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào sản xuất.

Kêu gọi đầu tư nhà máy vào cụm công nghiệp gắn với các vùng sản xuất chuyên canh lúa gạo, sen, mít, vịt, cá sặc rằn, ếch, nhằm thúc đẩy ngành hàng phát triển ổn định.

Tiếp tục nhân rộng các mô hình canh tác hiệu quả, đặc biệt là các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp kết hợp với phát triển du lịch.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu kép