Bất chấp những tác động từ tình hình kinh tế-chính trị thế giới diễn biến phức tạp, thị trường lao động Việt Nam trong năm 2022 vẫn ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ. Những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy từ phía Nhà nước đóng vai trò quan trọng giúp thị trường lao động-việc làm phục hồi sau đại dịch Covid-19. Dù vậy, bước vào năm 2023, với những cơ hội và thách thức mới, thị trường lao động Việt Nam liệu có thể ứng phó để duy trì sự hồi phục hiện tại hay sẽ trôi theo những tác động ngoại cảnh?
Mặc dù thị trường bất động sản vừa trải qua một quãng thời gian đầy khó khăn, thách thức; tuy nhiên, thị trường bất động sản năm 2023 có rất nhiều điều kiện, cơ hội để phát triển an toàn, lành mạnh. Năm 2023 cũng là năm mà Bộ Xây dựng đặt việc thúc đẩy đề án xây dựng 01 triệu căn nhà ở xã hội làm nhiệm vụ trọng tâm. Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân chung quanh những vấn đề này.
Nhấn mạnh định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2023, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú nêu rõ: Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách rất linh hoạt nhưng thận trọng, bảo đảm được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động đầu tư kinh doanh năm 2022 ghi nhận những biến động chưa từng có với số liệu doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại thị trường tăng kỷ lục nhưng doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản cũng tăng rất cao. Trong bối cảnh đó, cần nuôi dưỡng và thúc đẩy tinh thần kinh doanh để khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, tương xứng với vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế. Phóng viên Báo Nhân Dân đã trao đổi với Tiến sĩ Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam về vấn đề này.