Những tấm gương ngời sáng chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam

Đồng chí Đinh Thế Huynh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Tổng Biên tập báo Nhân Dân.

Cuộc gặp được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập QÐND Việt Nam, 15 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22-12. Ðến dự có hơn 200 đại biểu là các tướng lĩnh, lão thành cách mạng; đại biểu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, có đồng chí Trần Ðình Hoan, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư; Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Vũ Ngọc Kỳ, Ủy viên T.Ư Ðảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Tổng cục Chính trị, báo Nhân Dân; đại diện các ban, ngành, đoàn thể T.Ư.


Đồng chí
Đinh Thế Huynh,
Tổng Biên tập
báo Nhân Dân.

Thay mặt Ban tổ chức cuộc gặp, đồng chí Ðinh Thế Huynh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, phát biểu chào mừngcác đại biểu: Từ hàng chục năm nay, trong trái tim, khối óc mỗi người chúng ta, danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ mà nhân dân cả nước tặng cho cán bộ, chiến sĩ QÐND Việt Nam thể hiện niềm tự hào và tình cảm tin yêu sâu sắc. 60 năm trôi qua, kể từ ngày 22-12-1944, tại khu rừng Trần Hưng Ðạo (Cao Bằng), theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ðó là mốc son đánh dấu sự ra đời của quân đội ta-đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của QÐND Việt Nam là cả một chặng đường dài hy sinh, chiến đấu quên mình và chiến thắng vẻ vang dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta và Bác Hồ kính yêu, sự đùm bọc, che chở, giúp đỡ của nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Ðảng và nhân dân giao phó. Những chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến cứu nước giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc; làm tròn nhiệm vụ quốc tế; những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tô thắm thêm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.

Hôm nay, với niềm vinh dự và tự  hào to lớn, cán bộ, phóng viên báo Nhân Dân được đón tiếp gần 200 đồng chí là đại biểu các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ từ khắp mọi miền đất nước về dự cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa này, nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập QÐND Việt Nam, 15 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Các đồng chí tướng lĩnh, cán bộ lão thành trong quân đội, các đồng chí là nhân chứng lịch sử trong các cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc là những tấm gương sáng ngời để những người làm báo chúng tôi ngưỡng mộ, học tập, noi theo. Các thế hệ cán bộ, phóng viên báo Nhân Dân, năm xưa, đã cùng hành quân với bộ đội trên khắp các chiến trường, để phản ánh và cổ vũ cuộc chiến đấu hào hùng, những chiến công vang dội của quân và dân ta; hôm nay, tiếp tục có mặt khắp mọi miền đất nước, nhất là nơi biên giới,  hải đảo xa xôi, chia sẻ cùng đồng bào, chiến sĩ ta những khó khăn, gian khổ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuộc sống sôi động của nhân dân ta, cán bộ, chiến sĩ ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH đất nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng là cội nguồn và là đề tài vô tận để những người làm báo chúng tôi viết nên những tác phẩm báo chí phụng sự và cổ vũ sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, như cha anh từng chiến đấu hy sinh để Tổ quốc ta thoát khỏi ách nô lệ. Nhiều phóng viên của báo đã hy sinh trên các chiến trường, trưởng thành từ quân ngũ, đang phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ trên cương vị mới.

Thay mặt tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Nhân Dân, tôi xin  nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu về dự cuộc Gặp mặt đại biểu các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ, kính chúc các đồng chí lãnh đạo, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí đại biểu mạnh khỏe, mãi mãi là điểm tựa tinh thần cho lớp trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thân yêu của chúng ta.

Quân đội kiểu mới, của dân, do dân và vì dân


Trung tướng
Phùng Khắc Ðăng

Trung tướng Phùng Khắc Ðăng thay mặt lãnh đạo Tổng cục Chính trị phát biểu ý kiến cảm ơn báo Nhân Dân đã thường xuyên quan tâm tuyên truyền về nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đồng thời cổ vũ, động viên LLVT nhân dân phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của Ðảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; cảm ơn Ban Biên tập báo Nhân Dân đã phối hợp Tổng cục Chính trị tổ chức buổi gặp đại biểu các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ. Ðây là một hoạt động mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, thiết thực kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập QÐND Việt Nam, 15 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22-12.

Là quân đội kiểu mới của dân, do dân và vì dân, được Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu sáng lập, rèn luyện, kể từ khi ra đời, ngày 22-12-1944 đến nay, QÐND Việt Nam luôn luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn với CNXH, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, chiến đấu dũng cảm, lao động quên mình, góp phần cùng toàn Ðảng, toàn dân đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, làm tròn nhiệm vụ quốc tế đối với hai nước Lào và Cam-pu-chia, giành được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, trưởng thành, từ 34 cán bộ, chiến sĩ Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đến nay QÐND Việt Nam đã trở thành đội quân hùng mạnh với đầy đủ các quân, binh chủng, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương. Với những chiến công, thành tích vẻ vang, QÐND Việt Nam xứng đáng với lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng", xứng đáng được nhân dân tin yêu trao tặng danh hiệu cao quý "Bộ đội Cụ Hồ".

Có được niềm vinh dự, tự hào đó, biết bao cán bộ, chiến sĩ QÐND Việt Nam, các đồng chí thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã hy sinh xương máu, đổ mồ hôi công sức qua các thời kỳ cách mạng đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang ấy, trong đó, có sự đóng góp của nhiều đồng chí đại biểu các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ đang có mặt tại buổi gặp gỡ hôm nay...

Hiện nay, cả nước đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2004, chuẩn bị bước vào năm 2005, năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ IX của Ðảng. Thuận lợi và thời cơ phát triển đất nước có nhiều, nhưng nguy cơ và thách thức cũng rất lớn. Vì vậy, trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, Ðảng ta, nhân dân ta không một phút lơ là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc như Hội nghị T.Ư 8 (khóa IX) khẳng định. Việc báo Nhân Dân phối hợp  Tổng cục Chính trị tổ chức cuộc gặp gỡ các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 15 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, đây chính là động lực góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Với tinh thần đó, tôi mong đại biểu các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ có mặt hôm nay, thông qua những câu chuyện chiến đấu, công tác, lao động sản xuất của mình, đem đến cho cán bộ, chiến sĩ LLVT nhân dân, bạn đọc của báo Nhân Dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay có thêm nhiều tư liệu quý và những ấn tượng sâu sắc, tình cảm tốt đẹp về bản chất, truyền thống vẻ vang của QÐND Việt Nam, về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ để noi gương, phấn đấu góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Lực lượng nòng cốt đấu tranh cách mạng ở Quảng Ngãi và miền trung


Thiếu tướng
Châu Khải Ðịch

Thiếu tướng Châu Khải Ðịch tham gia cách mạng từ năm 1944, khi mới 17 tuổi; có gần 50 năm trong quân ngũ, bốn lần bị thương và từng chiến đấu trên nhiều chiến trường. Trong giờ phút gặp mặt xúc động, biết bao kỷ niệm sâu sắc  ùa về, biết  bao điều thật đáng kể lại. Và ông nói đến cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và Ðội du kích Ba Tơ: Quảng Ngãi, một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nổi tiếng kiên trung, lắm danh tài, kiệt hiệt. Trải qua các cuộc kháng chiến, vùng quê ấy đã góp vào các LLVT cách mạng khoảng 50 tướng lĩnh.

Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ nổ ra lúc 0 giờ ngày 11-3-1945, đã thành công vang dội. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân Quảng Ngãi nhất tề đứng dậy chống lại áp bức, nô lệ; là bó đuốc cách mạng cháy rực ở miền trung,  góp phần quan trọng thổi bùng lên khí phách giành chính quyền rộng khắp trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ðáng chú ý, qua cuộc khởi nghĩa ấy, đã thành lập được Ðội du kích Ba Tơ - tiền thân của các LLVT Quân khu 5 và cho những kinh nghiệm quý, để tiếp tục phát triển sự nghiệp cách mạng, phát triển các LLVT. Sáng 12-3-1945, đội vũ trang xung kích tỉnh tổ chức mít-tinh mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa và ra mắt nhân dân. Chiều 14-3-1945, từ châu lỵ Ba Tơ, đội vũ trang xung kích hành quân lên vùng rừng núi Cơ Nhất, một vùng đồng bào Thượng trên dãy Trường Sơn hiểm trở. Dọc đường hành quân, đội đã tổ chức lễ tuyên thệ tại khu vực hang Én dưới chân núi Cao Muôn. Thay mặt ban chỉ huy, Chính trị viên Nguyễn Ðôn tuyên bố: "Từ đây đội vũ trang xung kích mang tên Ðội du kích cứu quốc Ba Tơ, gọi tắt là Ðội du kích Ba Tơ"; "Trước mắt, đội tiến hành xây dựng, phát triển lực lượng cho nhân dân Quảng Ngãi tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh". Dưới cờ đỏ sao vàng, toàn đội tuyên thệ "Hy sinh vì Tổ quốc". Tháng 8-1945, theo chỉ thị của Tỉnh ủy lâm thời, Ðội du kích Ba Tơ cùng lực lượng vũ trang hai chiến khu đã sẵn sàng phát động chiến tranh du kích đánh Nhật, cùng cả nước tiến hành tổng khởi nghĩa. Ngày 14-8-1945, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi phát lệnh khởi nghĩa toàn tỉnh. Ðội du kích Ba Tơ chia lực lượng thành nhiều mũi cấp tốc tiến đánh các huyện lỵ, hợp lực với quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Từ Chiến khu Bắc, Ðại đội Phan Ðình Phùng tiến về hạ các đồn Di Lăng, Sơn Hà, Trà Bồng. Từ Chiến khu Nam, Ðại đội Hoàng Hoa Thám chia làm nhiều cánh tiến về Ba Tơ, Minh Long, Mộ Ðức, cùng nhân dân tước khí giới binh sĩ bảo an, lật đổ chính quyền địch. Ở Nghĩa Hành, đội du kích đến vây đánh uy hiếp, quân địch phải chịu đầu hàng. Ở Xuân Phổ, Thi Phổ, Mỏ Cày, đội du kích phối hợp chặt chẽ với nhân dân đánh địch. Mấy ngày sau, đội du kích Ba Tơ cùng đông đảo nhân dân rầm rập kéo về uy hiếp, bao vây quân địch trong thị xã...

Ngày nay, mỗi lần nhớ lại những năm tháng gian lao nhưng hào hùng, anh dũng của quân đội ta, tôi lại cảm thấy rất vinh dự và tự hào vì mình đã được làm người chiến sĩ, tham gia vào quá trình vinh quang đó. Tin tưởng thế hệ trẻ Việt Nam, trong đó có cán bộ, chiến sĩ các LLVT sẽ tiếp nối vững vàng lý tưởng của Ðảng; tiếp tục làm nên những tầm vóc, sự kiện Ba Tơ mới trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc và chế độ chúng ta. Ðương nhiên, thế hệ chúng tôi mỗi ngày thêm một tuổi già, nhưng niềm tin ấy, xin khẳng định, luôn trẻ trung mãi.

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu


Đại tá
Hoàng Cao Ngôn.

Từ xã Ðề Thám, thị xã Cao Bằng, trước đây là xã Xuân Phách, huyện Hòa An, một điểm sáng của quê hương cách mạng Cao Bằng, về dự gặp mặt, Ðại tá quân đội Hoàng Cao Ngôn bồi hồi, xúc động kể, được giác ngộ, tôi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1939. Trải qua bao gian nguy, thử thách, có tinh thần chiến đấu kiên cường và trung thành đi theo cách mạng, tháng 11-1941, tôi được kết nạp Ðảng. Năm 1943-1944, khi thực dân Pháp lại khủng bố phong trào cách mạng ác liệt và quy mô hơn, tôi và các thanh niên là đảng viên ưu tú đứng vào tổ chức Việt Nam trung kiên vận động nhân dân chống khủng bố, lập đội "hộ lương diệt ác" xây dựng, củng cố các đội tự vệ. Ðại đội dân quân tự vệ xã là lực lượng nòng cốt chính để bảo vệ tổ chức hoạt động bí mật, đẩy mạnh các phong trào cách mạng và là nguồn để tiến tới xây dựng LLVT của huyện và của tỉnh. Tham gia vào đội dân quân tự vệ là đông đảo quần chúng nhân dân nghèo khổ, bị áp bức cùng cực. Phụ nữ, thiếu niên, cụ già vào đội tự vệ thường, những thanh niên tích cực, có tinh thần chiến đấu kiên cường gan dạ tham gia đội tự vệ chiến đấu. Khi đó tôi được phân công vào đại đội dân quân tự vệ chiến đấu của xã Xuân Phách, là đội trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn đại đội tập luyện quân sự, học phục kích... chỉ bằng gậy gộc, giáo mác, dây thừng đã trừ khử được nhiều tên mật thám, tay sai gian ác có nợ máu với nhân dân, bảo vệ được tổ chức cách mạng, trấn áp bọn tay sai, củng cố được lòng tin trong nhân dân.  Là lực lượng vũ trang tập trung, tôi và một số đồng chí khác cùng với đồng chí Lê Quảng Ba, Bằng Giang được giao nhiệm vụ đi Pác Bó, huyện Hà Quảng lấy vũ khí, chuẩn bị, thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ). Số vũ khí đem về cho Ðội VNTTGPQ là do kiều bào Việt Nam ở nước ngoài gửi về theo con đường bí mật. Vũ khí chưa có nhiều và thô sơ nhưng đã góp phần cho 34 cán bộ, chiến sĩ VNTTGPQ ngay sau ngày 22-12-1944 thành lập Ðội VNTTGPQ ở khu rừng Trần Hưng Ðạo, đánh thắng giòn giã trận đầu ở đồn Phai Khắt - Nà Ngần. Lực lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh, phát triển khắp các xã, các châu, nhân dân tích cực tham gia lực lượng vũ trang trở thành nhiều trung đoàn, đại đội, tiểu đoàn cùng với Ðội VNTTGPQ từ Cao Bằng tỏa đi các ngả Nam tiến (đi Tuyên Quang, Thái Nguyên); Tây tiến lên phía Tây Bắc và Ðông tiến đi Lạng Sơn, tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8-1945. Sở dĩ quân đội ta giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trên các trận đánh ác liệt là do lực lượng quân đội ta có hàng nghìn triệu trái tim yêu nước tình nguyện tham gia vào đội quân, từ đó hình thành thêm nhiều lực lượng, binh chủng luôn sẵn sàng hy sinh chiến đấu vì sự bình yên của nhân dân, tiếp tục chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Vì nhân dân mà chiến đấu cho nên quân đội ta trong mọi khó khăn, thiếu thốn của cuộc kháng chiến đã được nhân dân, đồng bào các dân tộc hết lòng yêu thương đùm bọc, nhường cơm sẻ áo, cưu mang lúc ốm đau. Nơi đâu có đơn vị bộ đội dừng chân thì ở đó nhân dân địa phương sẵn lòng giúp đỡ... Tôi xuất thân từ một người dân theo tiếng gọi thiêng liêng vì độc lập, tự do của Tổ quốc trở thành người chiến sĩ trưởng thành trong quân đội, điều tôi tâm huyết muốn nhắn gửi cho thế hệ trong quân đội ta hôm nay: Ðất nước bước tiến trên con đường đổi mới, xây dựng QÐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại với hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải luôn gắn với truyền thống "Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu".

Thiên sử vàng Chiến thắng Ðiện Biên Phủ


Ðại tá
Hoàng Ðăng Vinh.

Câu chuyện mà Ðại tá Hoàng Ðăng Vinh kể đã làm xúc động bao người dự cuộc gặp: Trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ hơn 50 năm trước, tôi là chiến sĩ Ðại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312. Ðơn vị chúng tôi được đánh trận mở đầu tiêu diệt vị trí Him Lam đêm 13-3-1954 và cũng là đơn vị tham gia đánh trận cuối cùng vào Trung tâm Mường Thanh, bắt sống tướng Ðờ-cát Tơ-ri cùng toàn bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ.

56 ngày đêm tại Ðiện Biên Phủ không lúc nào ngớt tiếng súng, là những ngày đêm giữa ta và địch giành giật quyết liệt từng trận đánh, từng lô cốt, từng tấc đất. Thời khắc gian nan ấy, các chiến sĩ chúng ta người trước ngã, người sau xông lên quyết chiến với quân thù. Lúc đó trong tâm trí chúng tôi vang lên hai chữ "Quyết chiến quyết thắng", bởi đó là mệnh lệnh thiêng liêng của Tổ quốc.

Trận đánh tiêu biểu nhất và quyết liệt nhất, phải nói đến trận đánh Ðồi A1 do các sư đoàn 316 và 308 thực hiện với 36 ngày đêm và 22 lần tổ chức tiến công giành giật quyết liệt từng tấc đất, ụ súng với quân địch. Mãi đến đêm 6-5, sau tiếng nổ vang dội của quả bộc phá 1.000 kg do bộ đội công binh điểm hỏa làm sập một phần đồi A1, bộ binh chúng ta đã chiếm được hoàn toàn đồi A1.

Với những tấm gương sáng, tiêu biểu chúng tôi đã được học tập ngay tại mặt trận như: Tô Vĩnh Diện dũng cảm chèn pháo, Bế Văn Ðàn lấy thân làm giá súng, Phan Ðình Giót lấp lỗ châu mai, v.v. thật tuyệt vời, chỉ có được ở những chiến sĩ cách mạng vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân hy sinh, vì nhân dân quên mình.

Sau trận đánh Him Lam, Sư đoàn 312 tiếp tục chiến đấu tại khu vực đồi C, đồi D, đồi E đánh các cứ điểm 507, 508, 509 và trận đánh cuối cùng.

Ðược cùng đồng đội chiến đấu quyết liệt với quân thù có trận đánh ta đã chiếm được đồn, địch lại đánh bật ta ra, ta lại chiếm lại, địch lại đánh bật ta ra, có lúc trong một đồn bên này là ta, bên kia là địch. Có chiến sĩ như đồng chí Ðích ở Tiểu đội 3 trong một ngày ném 90 quả lựu đạn sang phía địch (lựu đạn địch diệt địch). Có những gương như đồng chí Thụ, Trung đội trưởng, bị thương vào mặt không nói được đã viết vào sổ dặn anh em còn một người cũng phải giữ được trận địa. Có những lúc sau trận đánh đói và mệt, chúng tôi ngồi tựa vào giao thông hào chờ các chiến sĩ nuôi quân bò lên đưa cho chúng tôi mỗi người một nắm cơm, một gói lạc viên chưng lẫn muối mỡ ăn lót dạ, chờ đánh địch. Với ý nghĩa ấy, chúng tôi càng nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của mình.

Ðêm 6-5, Tiểu đoàn 130 của chúng tôi được lệnh đánh đồn 507 địch chống lại rất quyết liệt, đặc biệt pháo binh của địch bắn chặn suốt đêm. Các chiến sĩ chúng tôi đứng dưới giao thông hào phải chống tay vào hai bên hào để giữ thế thăng bằng. Suốt đêm 6-5 trận đánh không thành công. Sáng 7-5, Ðại đội 360 được lệnh củng cố lực lượng xác định quyết tâm chuẩn bị tiếp tục đánh đồn 507. Vào khoảng 14 giờ ngày 7, Ðại đội 360 được lệnh tiến công đồn 507. Toàn bộ hàng rào dây thép gai và các bãi mìn đã được pháo địch và pháo ta đêm hôm trước dọn sạch vì vậy chúng tôi tiến vào rất thuận lợi, hơn nữa sự chống cự của quân địch lúc này không quyết liệt. Sau 30 phút Ðại đội 360 đã chiếm được đồn 507, và quân địch ra hàng rất đông và quân ta tiếp tục tiến vào trung tâm cứ điểm Ðiện Biên Phủ.

Trên đường xung phong chúng tôi gặp nhiều đồng chí hy sinh và những đồng chí bị thương, có đồng chí bị thương cụt cả hai chân và hai tay vẫn bò lết trong giao thông hào vẫn động viên đồng đội phải tiến nhanh lên. Lúc đó chúng tôi vừa lau nước mắt vừa xung phong tiêu diệt địch.

Trước những tấm gương như thế không ai có thể do dự được. Khi chúng tôi tiến đến cầu sắt thì quân địch chống trả quyết liệt, nhất là khẩu đại liên bốn nòng xối xả bắn chặn, mũi tiến công của chúng tôi phải tạm dừng chờ dồn đội hình, chờ hỏa lực chi viện. Khi đã dồn được đội hình và có hỏa lực chi viện thì tiểu đội của tôi đồng loạt ném lựu đạn và xung phong. Thừa thắng chúng tôi tiến vào khu trung tâm phát hiện chỗ mô đất cao có bốn chiếc xe tăng chạy chung quanh, hỏi tên lính ngụy mới biết đây là hầm chỉ huy tướng Ðờ-cát Tơ-ri. Lúc này Ðại đội trưởng Tạ Quốc Luật đã chỉ huy đại đội đánh vào khu trung tâm, bắt sống Ðờ-cát. Lúc đó là 17 giờ 30 phút, ngày 7-5-1954.

Chứng kiến giờ phút lịch sử khi nhìn tướng Ðờ-cát run rẩy giơ tay hàng, chúng tôi vô cùng sung sướng, tự hào vì đã góp phần cùng nhân dân làm nên chiến thắng.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân và tình đoàn kết quốc tế


Ðại tá Châu Lâm.

Là một trong số những người được trực tiếp chứng kiến và tham gia cùng đồng bào, chiến sĩ đào địa đạo Củ Chi trong những tháng năm đánh Mỹ, Ðại tá Châu Lâm kể: Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Củ Chi là một chiến trường rất quan trọng trong tiến công và phòng thủ giữa hai bên để bảo vệ Sài Gòn, vì trung tâm Củ Chi cách Sài Gòn khoảng 20 km đường thẳng, do đó có thể nói đây là tuyến phòng thủ sau cùng của địch. Vì thế, Mỹ-ngụy tập trung binh lực và hỏa lực rất lớn, nhằm bảo vệ sào huyệt quan trọng này (!)

Sau đồng khởi năm 1960, Củ Chi giải phóng được sáu xã, toàn bộ hệ thống đồn bốt của địch bị tháo gỡ, ta thành lập khu căn cứ địa cách mạng có các cơ quan lãnh đạo của khu, khu ủy, quân khu, lực lượng vũ trang của quân khu, kể cả lực lượng vũ trang của miền cũng thường xuyên về đóng quân ở đây. Trong chiến tranh, đây là khu căn cứ rất quan trọng nên ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, chiến sự rất ác liệt, quân và dân ta nói chung, địa đạo Củ Chi nói riêng chiến công rất oanh liệt, thiệt hại cũng hết sức nặng nề, nhưng cuối cùng chúng ta đánh thắng.

Sau ngày đất nước thống nhất, địa đạo Củ Chi trở thành khu di tích lịch sử, là địa chỉ của bè bạn năm châu, bốn biển, không có nước nào là không có người đến thăm địa đạo. Thông qua việc tuyên truyền về tác dụng của địa đạo Củ Chi, chúng tôi muốn chứng minh rằng cuộc chiến đấu của nhân dân ta gian khổ như thế nào, chính nghĩa như thế nào để giành lại được độc lập tự do. Người Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, rất muốn là bạn với các nước trên thế giới và muốn xây dựng một đất nước Việt Nam đàng hoàng, phồn vinh. Nhưng nếu khi cần phải chiến đấu để bảo vệ nền độc lập tự do, chúng tôi sẽ có cách đánh khác hơn, hay hơn để chiến thắng.

Ði qua muôn ngọn núi, vượt qua muôn dòng khe, con suối từ làng Tel Yô, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, Anh hùng LLVTND Kpuih Thu, dân tộc Gia Rai về dự gặp mặt. Ông kể, tôi sinh năm 1925, tham gia du kích năm 1951. Trong thời gian tham gia du kích xã, tôi đã cùng anh em trong đội đánh hàng trăm trận, tiêu diệt nhiều tên địch, nhất là trong các trận phục kích, tiêu diệt xe cơ giới của bọn Mỹ - ngụy trên các trục đường, tôi cùng anh em trong đội có sáng kiến cột mình vào dây, giăng ngang đường rồi chờ cho xe của địch đi đến đúng vị trí đặt mìn, chúng tôi cho mìn nổ. Với cách đánh này, đã phá hủy nhiều phương tiện của địch, trong đó có cả xe tăng hạng nặng của chúng, góp phần ngăn chặn nhiều cuộc chuyển quân quy mô lớn của chúng trên quốc lộ 14. Do lập được nhiều thành tích trong chiến đấu, tôi được bầu là Chiến sĩ thi đua và được dự Ðại hội Chiến sĩ thi đua Liên khu 5. Vinh dự hơn, ngày 5-5-1965, tôi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Trong cuộc đời tham gia cách mạng của mình, phần thưởng quý nhất là tôi được tặng một tấm ảnh Bác Hồ trong Ðại hội Chiến sĩ thi đua. Tấm ảnh Bác Hồ đã theo suốt bên tôi, là nguồn động viên to lớn trong những năm tôi cùng dân làng và anh em trong đội gian khổ chiến đấu chống lại quân thù để giữ đất, giữ làng.

Năm nay 75 tuổi, 56 năm tuổi Ðảng, CCB Lương Văn Thượng kể: Tôi quê ở xã Trường Long, huyện Phong Ðiền, Cần Thơ, tên thường gọi là Ba Vũ. Tôi rất tự hào là đã trực tiếp tham gia hai cuộc kháng chiến để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ như chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến đấu bảo vệ biên giới.

Suốt 47 năm tham gia cách mạng, tôi có mười mấy năm tham gia giúp bạn Cam-pu-chia, tôi càng nhận ra rằng, mối quan hệ giữa Quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân Cam-pu-chia là một mối quan hệ đặc biệt, hết sức chí tình, chí nghĩa với nhau. Những bà mẹ Cam-pu-chia giống hệt như những bà mẹ Việt Nam, xem bộ đội Việt Nam như là con cái trong nhà, chính vì điều đó là một sự động viên mạnh mẽ giúp chúng tôi vượt qua bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm, để từ đó vì bạn và giúp bạn hết mình. Ðó là Quân tình nguyện Việt Nam dùng cáng thương chạy bộ hàng chục cây số rừng núi để cứu đói và cứu người dân Cam-pu-chia khỏi sự khống chế của bè lũ Pôn Pốt-Iêng-xa-ry. Ðó là những đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam chia đôi phần gạo cho người dân nghèo Cam-pu-chia nơi đơn vị đóng quân. Rồi những tháng ngày bộ đội Việt Nam chỉ dẫn cách chăn nuôi, trồng trọt chăm lo đời sống bà con nước bạn. Tôi không thể quên những đồng đội đã ngã xuống trên đất bạn nhằm cứu người dân khỏi tội ác diệt chủng. Qua đây, tôi càng thấm thía sự đúng đắn và sáng suốt của Ðảng với chủ trương kiên trì tình đoàn kết, tình đồng chí, tình bạn bè chung thủy Việt Nam - Cam-pu-chia.

Mở đường mà đi, đánh địch mà tiến


Thiếu tướng Võ Sở.

Thiếu tướng Võ Sở khẳng định đó là truyền thống của bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ năm 1959 đến 1975, Mỹ-ngụy đã huy động 70 nghìn lần máy bay kể cả B52 giội xuống tuyến đường đến bốn triệu tấn bom, bom tạ, bom cháy na-pan từ trường và các loại bom sát thương khác như bom bi, mìn vướng kiểu bom bi, mìn lá, v.v... rải xuống tuyến đường hàng trăm tấn bom chứa chất đi-ô-xin. Suốt 16 năm, nhất là từ năm 1965 đến 1972, suốt tuyến 559 là một hệ thống trọng điểm đánh phá theo tính chất hủy diệt. Nơi nào có đường là chúng đánh phá, nơi nào có đèo dốc, sông suối là trọng điểm... Khó khăn chồng chất, tổn thất nặng nề song bộ đội Trường Sơn, bộ đội công binh quyết chiến đấu liên tục mở đường mới, đường vòng, đường tránh, chống địch phá hoại cho nên hệ thống đường sá ngày càng lớn, vươn sâu, vươn xa, bảo đảm chi viện ngày càng lớn, đủ, vượt yêu cầu của chiến trường.

16 năm với 17.000 km đường ô-tô, có năm trục dọc, hàng chục trục ngang, hàng nghìn km đường kín, 1.400 đường ống, hàng nghìn km đường sông, một thế trận cầu đường vững chắc. Tuyến đường đã bảo đảm cho vận chuyển vào chiến trường hàng triệu tấn vũ khí đạn dược, chuyển đến hơn hai triệu lượt quân bổ sung cho chiến trường, cơ động hàng chục sư đoàn chủ lực, hàng chục binh đoàn binh khí kỹ thuật, đưa hàng chục nghìn thương binh ra bắc chăm sóc cứu chữa, đặc biệt là cơ động được các quân đoàn chủ lực vào chiến trường bằng xe của bộ đội Trường Sơn. Hạ tầng cơ sở cầu đường, thế trận cầu đường Trường Sơn đã đáp ứng yêu cầu chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, bảo đảm cho chiến trường liên tục giành thắng lợi, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giành thống nhất Tổ quốc...

 Ngày nay, đường Hồ Chí Minh năm xưa đã trở thành đường Hồ Chí Minh CNH, HÐH. Bộ đội Trường Sơn lại được trực tiếp tham gia xây dựng đường này, nhất là ở những nơi có nhiều di tích của con đường huyền thoại trong chiến tranh, càng làm cho chiến sĩ Binh đoàn Trường Sơn vô cùng vinh dự, tự hào, tin tưởng vào con đường thắng lợi của Ðảng ta, nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tiến về Sài Gòn


Ðồng chí
Nguyễn Văn Tập.

Ðồng chí Nguyễn Văn Tập, nguyên là chiến sĩ lái xe tăng số hiệu 390 húc đổ cổng dinh Ðộc Lập lúc 10 giờ 45 phút trưa 30-4-1975, tự hào nói: Với tư cách nhân chứng lịch sử, chúng tôi vẫn nghĩ mình là những người may mắn và chiếc xe tăng 390 cũng là chiếc xe rất may mắn. Vì sao ư? Vì cùng với chiếc xe tăng 390, chúng tôi đã được tham gia giải phóng TP Huế ngày 25-3, giải phóng TP Ðà Nẵng đêm 29-3, rồi thẳng tiến theo quốc lộ 1A giải phóng tất cả các đô thị lớn đến tận Phan Rang, Phan Thiết theo khẩu hiệu "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa". Cho đến ngày mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26-4-1975), ngay trận đầu tiên của chiến dịch đánh vào căn cứ Nước Trong, pháo thủ số 2 Ðỗ Cao Trường bị thương nhưng xe và mọi thành viên khác không hề hấn gì. 1 giờ sáng 30-4, toàn lữ đoàn gồm 85 xe tăng tiếp tục vượt cầu Long Bình tiến về Sài Gòn, nhắm thẳng mục tiêu dinh Ðộc Lập. Lúc này, Ðại đội 3 Anh hùng được vinh dự giao nhiệm vụ cắm cờ dinh Ðộc Lập. Các Ðại đội 2, 4, 1 ở phía sau đội hình. Tuy nhiên đến cửa ngõ phía bắc cầu Sài Gòn, gặp địch kháng cự dữ dội. Các ổ đề kháng bên bờ nam và tàu chiến trên sông thi nhau nhả đạn vào đội hình  của ta.  Trên trời máy bay ngụy quyết liệt ném bom hòng cắt đứt cầu, chặn bước tiến quân giải phóng. Trong trận chiến ác liệt này, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Nhỡ đã anh dũng hy sinh. Các Ðại đội 2 và 3 tổn thất nặng nề, chỉ còn lại hai trên tổng số 16 xe lúc đầu. Trước tình thế ấy, lữ đoàn ra mệnh lệnh quyết định Ðại đội 4 thay thế Ðại đội 3 tiếp tục đánh vào mục tiêu và cắm cờ dinh Ðộc Lập. Ðại đội 4 khi đó chỉ còn sáu xe, gộp thêm hai xe của Ðại đội 2 và 3 thành một Ðại đội 8 xe hoàn chỉnh, tổ chức đội hình ba xe đi trước, năm xe đi sau, tiêu diệt toàn bộ các ổ đề kháng phía bờ nam, bảo vệ thành công cầu Sài Gòn để tiến vào nội thành. Khi đến ngã tư Hàng Xanh, tôi phát hiện hai xe M113 của địch ló ra ở góc phố, vừa kịp hô cảnh báo "Mục tiêu phía trước...", chưa dứt câu đã nghe tiếng nổ, phát đạn của Ngô Sĩ Nguyên xuyên táo một lúc hai xe tăng địch, chỉ chậm tích tắc thôi thì không phải chỉ có mình xe 390 phải nằm lại trước giờ phút lịch sử giải phóng thành phố. Nhưng lúc đó, chúng tôi chẳng kịp nghĩ như vậy. Toàn bộ Ðại đội tổ chức lại đội hình, xe của anh Lê Tiến Hùng đi đầu, rồi đến xe chúng tôi. Ðến đầu cầu Thị Nghè, xe anh Hùng trúng đạn bị thương, nhiều chiến sĩ hy sinh, đội hình đi đầu chỉ còn xe 390 và xe 843 của Ðại đội trưởng Bùi Quang Thận, và cùng gặp nhau tại cổng dinh Ðộc Lập. Trước đó anh Nguyên bắn một phát đạn chỉ thiên, phía trong dinh quân địch cởi bỏ quần áo, quăng súng tháo chạy. Tôi hỏi anh Toàn: "Thế nào?". Anh Toàn hô: "Vào thôi chứ còn thế nào nữa". Thế là tôi đánh tay lái phải vuông góc tông thẳng vào cánh cửa sắt, dừng xe sát bậc thềm dinh Ðộc Lập. Sau này có nhiều người hỏi tôi lúc đó không sợ à? Quả thật trong cái giờ khắc kỳ diệu ấy liệu có mấy ai kịp suy nghĩ. Với người lính chúng tôi thì phía trước chỉ có mục tiêu, thì kiên quyết chiếm lĩnh.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc, làm đẹp truyền thống cha ông


Thượng tá
Nguyễn Văn Thắng.

Từ quần đảo Trường Sa về dự cuộc gặp mặt, Thượng tá Nguyễn Văn Thắng, đảo phó chính trị đảo Song Tử  Tây phát biểu: Là lớp cán bộ, chiến sĩ trẻ, trưởng thành trong thời kỳ đất nước đổi mới, quân đội từng bước tiến lên chính quy, hiện đại, chúng tôi rất tự hào vì truyền thống anh hùng của quân đội ta 60 năm qua. Ðược tiếp nhận truyền thống vẻ vang do các thế hệ cha anh, chúng tôi vô cùng tự hào nhưng cũng xác định trách nhiệm to lớn trước Ðảng, trước nhân dân, trước quân đội. Mỗi chúng tôi đều trăn trở: Phải làm gì để xứng đáng với truyền thống vẻ vang của quân đội, với các thế hệ cha anh đi trước, với sự tin cậy của Ðảng, của nhân dân. Chính từ suy nghĩ đó lớp cán bộ, chiến sĩ hôm nay đã không ngừng học tập, tu dưỡng, trước hết là tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng. Giữ vững và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới và đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bước sang thế kỷ mới của cách mạng, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đặt ra ngày càng nặng nề hơn. Ý thức rõ nhiệm vụ, vinh dự và trách nhiệm của mình, lớp cán bộ, chiến sĩ hải quân hôm nay, nhất là các lực lượng đang làm nhiệm vụ nơi hải đảo xa xôi của Tổ quốc xin hứa: Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn gian khổ, xây dựng các vị trí tiền tiêu của Tổ quốc trên biển "Mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường", kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên biển. Xứng đáng với truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam Anh hùng, xứng đáng với niềm tin yêu của Ðảng, quân đội và nhân dân cả nước.


Sinh viên
Nguyễn Văn Ty.

Về dự với cuộc gặp của các thế hệ ông cha hôm nay, sinh viên năm thứ năm của Học viện Kỹ thuật quân sự Nguyễn Văn Ty nói rắn rỏi: Trải qua hai cuộc kháng chiến, các bậc cha anh đi trước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho hòa bình, cho ngày toàn thắng, đã có không ít những người con ưu tú đã ngã xuống để vun đắp nên những bông hoa tươi thắm cho ngày hôm nay. Thế hệ chúng tôi sinh ra khi đất nước đã sạch bóng quân thù, chỉ biết về chiến tranh qua lời kể của cha trong những năm tháng ác liệt ở chiến trường, qua những bài học lịch sử, chưa hiểu thế nào là khó khăn, gian khổ, mất mát, đau thương của những người lính trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Hôm nay, chúng tôi vinh dự được tiếp bước các thế hệ cha anh trong đội ngũ những người lính Bộ đội Cụ Hồ, luôn nhận thức được niềm tự hào và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống của các thế hệ cha anh.

Ngày nay, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của quân đội, đòi hỏi lớp cán bộ, chiến sĩ trẻ phải có đủ năng lực, phẩm chất chính trị, khoa học - kỹ thuật quân sự, trong đó việc học tập, tích cực nghiên cứu khoa học, kỹ thuật là một yêu cầu hết sức quan trọng, chính vì thế, những bài học, kinh nghiệm của các thế hệ cha anh để lại đã và đang tiếp sức cho thế hệ trẻ chúng tôi trong rèn luyện, học tập và công tác. Trong những năm vừa qua, tuổi trẻ cả nước cùng tuổi trẻ quân đội đã tích cực tham gia các phong trào: Thanh niên tình nguyện, xung kích trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thanh niên tham gia xóa đói, giảm nghèo...

Ðối với bản thân tôi là một chiến sĩ trẻ, tôi luôn nhận thấy niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm của bản thân khi được gọi bằng tên Bộ đội Cụ Hồ. Ðược rèn luyện, học tập  và phục vụ trong quân đội là niềm mơ ước của tôi từ khi còn ngồi trên ghế trường trung học từ những bài học lịch sử, từ hình ảnh quân kỳ quyết thắng tung bay trên hầm Ðờ Cát. Ðể xứng đáng với niềm tin yêu của gia đình, của quê hương, sự giáo dục, rèn luyện của quân đội, bản thân tôi luôn cố gắng từng bước vươn lên trong rèn luyện, học tập, nắm bắt  khoa học - kỹ thuật chuyên môn để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Những cống hiến của thanh niên xung phong

Vì lý do riêng, Anh hùng Nguyễn Thị Kim Huế , hiện ở thôn Ngọc Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình không đến dự gặp mặt. Chị đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc gặp bài phát biểu của mình.

Năm 1965, tròn 19 tuổi, tôi cùng hơn hai nghìn  bạn trẻ của Quảng Bình hưởng ứng phong trào "Ba sẵn sàng" tham gia lực lượng thanh niên xung phong mở đường và giữ đường trên miền tây. Ðại đội 759 Thanh niên xung phong của chúng tôi được cử lên tuyến đường 12A nối từ Ba Ðồn lên biên giới, qua Cha Lo sang đất bạn Lào, bảo đảm giao thông  cho 10 km từ Khe Cấy lên Bãi Dinh.

Khó có thể kể hết sự ác liệt mà lực lượng bộ đội Trường Sơn và Thanh niên xung phong phải đương đầu trên tuyến huyết mạch giao thông này. Tại các điểm xung yếu, máy bay địch bắn phá suốt ngày, suốt đêm. Chúng dội xuống đây đủ thứ bom đạn, từ bom tấn, bom tạ, bom bi, bom khoan... Ðường tắc liên tục, chúng tôi không có thời gian mà nấu cơm, không có thời gian mà ngủ, mà tắm giặt. Có khi cả chục ngày chúng tôi phải ăn lương khô, uống nước suối, thức thâu đêm, bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là bằng mọi giá thông đường cho xe qua. Chúng tôi biết, một phút tắc đường là thêm bao máu của đồng bào, đồng chí ta  miền nam đổ ra. Lúc đầu để bảo đảm an toàn, chúng tôi làm lán trong rừng. Máy bay dội bom, đốt cháy rừng đánh sập doanh trại. Chúng tôi dời ra trảng cỏ tranh gần đường hơn, bom cũng đánh phá suốt ngày. Cuối cùng chúng tôi đào hầm ngay bên đường mà ở. Không có cách nào khác phải ở chung với bom đạn, ở chung với con đường. Coi con đường như chính sinh mạng của mình. Sống chết với mặt đường... Trên đoạn đường này hầu như mét đường nào cũng nhuộm máu đồng đội tôi, mét đường nào cũng có bom đạn. Ngày nào chúng tôi cũng có chị em hy sinh. Mỗi sáng trước khi ra mặt đường, chúng tôi đều làm lễ truy điệu sống cho lần lượt các thành viên trong tiểu đội. Có những lần bom đánh sập cả sườn núi lấp đường, lấp luôn tám đồng đội. Xác chị em mình chưa kịp lấy lên mà xe đang ùn tắc hàng trăm chiếc chở đầy hàng dưới tầm máy bay giặc. Chúng tôi buộc phải thông đường, dẫn xe băng qua trên nơi đồng đội đang nằm. Chị em tôi vừa san đường cho xe qua, vừa gào khóc nức nở. Ðến khi tìm được đồng đội thì có người đã không còn nguyên vẹn nữa rồi.

Cuộc chiến đấu vì mạch máu giao thông nối hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn của TNXP ở miền tây Quảng Bình ác liệt như thế, nhưng chị em chúng tôi vẫn rất yêu đời và rất nỗ lực, mỗi người làm việc bằng gấp hai, gấp ba lần khi ở nhà. Trong đó có một phần quan trọng từ tình cảm của lực lượng bộ đội Trường Sơn đã trở thành động lực hỗ trợ chúng tôi. Ðại đội TNXP của chúng tôi kết nghĩa với Ðại đội pháo binh của Anh hùng Nguyễn Viết Xuân. Ðồng chí Nguyễn Viết Xuân và các chiến sĩ pháo binh bảo vệ cung đường cùng chúng tôi như anh em ruột thịt. Các anh đã truyền cho chúng tôi tinh thần "Nhằm thẳng quân thù mà bắn". Có thể nói được chiến đấu bên cạnh các anh, chúng tôi thấy thật vinh dự. Hồi đó, mỗi khi máy bay đánh phá, chưa thể ra mặt đường thì chúng tôi tiếp đạn cho các khẩu đội pháo. Bộ đội hành quân qua đây, đơn vị thanh niên xung phong của chúng tôi trở thành những gia đình của họ. Chúng tôi nấu cơm, giặt giũ, may vá giúp các anh. Chúng tôi biết các anh ra trận, giữa Trường Sơn rất cần giọng nói của phụ nữ để nguôi nỗi nhớ nhà, nên dù suốt ngày quần nhau với bom đạn, với mặt đường, chúng tôi vẫn luôn cười đùa, động viên các anh, hát cho các anh nghe, nhường hầm cho các anh trú ẩn, coi đó cũng là một nhiệm vụ lớn của thanh niên xung phong. Các anh cũng rất thương chúng tôi như những đứa em gái thân yêu nơi quê nhà. Thấy TNXP vất vả vì đường, các anh lái xe từ tiền tuyến quay ra bao giờ cũng tặng món quà quý nhất với chúng tôi, đó là những xe đá hộc. Nhờ đó, chúng tôi có vật liệu để kịp thời cứu đường. Tôi nhớ mãi cảnh nhiều đêm ngày lặn lội trên mặt đường, không ai trong chúng tôi còn một bộ đồ nguyên vẹn. Mỗi lần tắm xong phải giấu mình sau bụi cây, chờ áo quần khô mới mặc lại. Các anh bộ đội thương, nhường áo quần của mình cho chị em. Cả tiểu đội mặc toàn đồ quần áo con trai rộng thùng thình ra mặt đường, mà ai cũng đỏ hoe mắt vì cảm động.

Trong những năm tháng gian khổ trên cung đường miền