Ký ức Cầu Sêrêpôk

Cầu Sêrêpôk hay còn gọi là cầu 14 bắc qua sông Sêrêpôk nối liền hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, nơi ghi dấu sự phát triển của lịch sử vùng đất và con người Tây Nguyên. Cây cầu này đã đi vào ký ức của bao thế hệ người dân địa phương, cũng như những ai đã có hành trình dọc Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh).
0:00 / 0:00
0:00
Nằm bên cạnh hai cây cầu mới xây, mặc dù không còn phục vụ mục đích giao thông, nhưng cầu Sêrêpôk là chứng nhân lịch sử một thời hào hùng của đất và người Tây Nguyên.
Nằm bên cạnh hai cây cầu mới xây, mặc dù không còn phục vụ mục đích giao thông, nhưng cầu Sêrêpôk là chứng nhân lịch sử một thời hào hùng của đất và người Tây Nguyên.

Cầu Sêrêpôk do người Pháp xây dựng vào năm 1941, hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 1957 và được chính quyền Pháp đặt tên là cầu 14 (cầu nằm trên tuyến đường 14), còn người dân địa phương đặt tên là cầu Sêrêpôk vì bắc qua sông Sêrêpôk. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tại đây, quân và dân ta mở mũi tiến công quan trọng tiến về giải phóng Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Từ năm 1975 đến nay, cầu Sêrêpôk song hành cùng người dân Tây Nguyên phát triển kinh tế- xã hội.

Ký ức Cầu Sêrêpôk ảnh 1

Cầu Sêrêpôk cũ.

Với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội ngày càng cao, năm 1992 và 2015, Nhà nước đã đầu tư xây dựng hai cây cầu mới song song với cây cầu Sêrêpôk cũ. Từ đó đến nay, cầu Sêrêpôk cũ không còn sử dụng để đi lại, nhưng cây cầu vẫn còn khá nguyên vẹn, trở thành chứng tích ghi dấu sự phát triển của vùng đất Tây Nguyên ■