Ngày cuối cùng của chiến tranh


Ngày 16-4-1945, Hồng quân bắt đầu tiến công Béc-lin. Hơn 300 nghìn binh sĩ quốc xã và SS đã bảo vệ thủ đô nước Đức. Ngày 21-4, Bộ trưởng tuyên truyền Đức Giô-dép Gơ-ben tuyên bố thành phố ở trong tình trạng mặt trận:"trong những ngày vừa qua, với tinh thần dũng cảm để bảo vệ thủ đô của quân đội và dân quân chúng ta, người Xô-viết đã chịu những thất bại nặng nề. Tuy nhiên, mặc dù vậy, lực lượng bôn-sê-vích đã tiến đến gần các chiến tuyến bảo vệ ngoại vi thủ đô. Béc-lin trở thành thành phố mặt trận".

Cũng ngày hôm đó, những đơn vị tiền trạm của Hồng quân đã tiến vào ngoại ô Béc-lin. Quân đội Xô-viết tiếp tục tiến công phần phía  đông của nước Đức, quân đội Mỹ - phía tây. Ngày 25-4 trên sông En-bơ, không xa thành phố Toóc-gay đã diễn ra cuộc gặp gỡ binh sĩ thuộc quân đoàn 12 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng Brét-li và Phương diện quân số 1 U-crai-na dưới sự chỉ huy của nguyên soái Cô-nhép.

Chuẩn bị kết thúc

Tại Béc-lin, khoảng cuối trung tuần tháng 4 bắt đầu diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt trên đường phố. Gơ-ben tiếp tục tuyên bố: "Béc-lin đang chiến đấu, Béc-lin vẫn tin tưởng Quốc trưởng. Nhưng ngày 28-4, Hít-le nhận được tin báo rằng các đơn vị Hồng quân đã sẵn sàng tiến công. Ngay ngày hôm đó, Hít-le kết hôn với Ê-va Bra-un, lập di chúc chính trị và chỉ định Đô đốc C.Đi-ô-nhít làm người kế vị mình. Vợ chồng Gơ-ben khi đó ở trong hầm cố thủ của Hít-le, đã  cho các con họ uống thuốc độc và bản thân cũng tự tử.

Bản thân Hít-le cũng không muốn bị người Nga bắt sống và ngay cả khi đã chết. Ngày 30-5, Hít-le và Ê.Bra-un tự tử,  thi thể của chúng đã được thiêu. Đài phát thanh Béc-lin thông báo. Bộ tổng tham mưu cho biết hôm nay thống lĩnh A.Hít-le của chúng ta đã chết và hạ lệnh cho chúng ta chiến đấu chống bọn bôn-sê-vích đến hơi thở cuối cùng".

Béc-lin thất thủ

Các trận chiến đấu ở Béc-lin vẫn tiếp tục. Trong các trận chiến đấu này, người dân thủ đô chết nhiều hơn cả thời kỳ bị máy bay bắn phá. Ngày 2-5, đài BBC cắt ngang chương trình hằng ngày để thông báo tin mới nhận được từ Mát-xcơ-va: "Béc-lin đã thất thủ ". Quân đội Đức bảo vệ thành phố Béc-lin đã hạ vũ khí. Nhưng Đô đốc Đi-ô-nhít-xơ vẫn hạ lệnh cho các đơn vị đang chiến đấu với Hồng quân chiến đấu đến cùng. Bằng cách đó, ông ta định theo đuổi hai mục đích cố gắng tránh khỏi phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và chuyển được nhiều nhất  quân lính đến các tỉnh do các nước phương Tây kiểm soát.

Đầu hàng

Năm ngày sau, Đoàn đại biểu Đức đến thành phố Rê-im-xơ của Pháp, nơi có tổng hành dinh của tướng Ai-xen-hao. Tại đây Hiệp định đầu hàng vô điều kiện đã được ký. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Xta-lin, đêm 8 rạng sáng 9-5 một nghi lễ đầu hàng đã được diễn lại ở thành phố Béc-lin với sự tham gia của Nguyên soái Giu-cốp. Lãnh đạo bốn nước đồng minh thắng lợi đã tuyên bố trước nhân dân thế giới rằng chiến tranh ở châu Ấu đã kết thúc.

Các loại huân, huy chương chiến công của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II1. Phần thưởng cao quý nhất là danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Danh hiệu này được phong tặng theo Điều lệ "Vì những chiến công của những tập thể và các cá nhân đối với xã hội và Nhà nước Xô-viết gắn liền với việc thực hiện chiến công anh hùng". Điều lệ này cũng quy định việc trao tặng Huân chương Lê-nin và Huy chương Sao Vàng - những huân, huy chương có ý nghĩa đặc biệt.

2. Huân chương Chiến thắng. Huân chương cao quý nhất của quân đội Liên Xô. Huân chương Chiến thắng là huân chương cao quý nhất của các lực lượng vũ trang Liên Xô được tặng thưởng cho các cấp chỉ huy vì đã lập thành tích lớn trong việc chỉ huy thành công các chiến dịch quân sự có quy mô từ cấp độ phương diện quân trở lên, trong đó góp phần làm thay đổi cục diện hoạt động tác chiến trên chiến trường ở một phạm vi rộng lớn. 

3. Huân chương Lê-nin. Huân chương cao quý nhất này của Liên Xô được tặng thưởng theo Điều lệ "Vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào cách mạng, lao động, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát triển tình hữu nghị và sự hợp tác giữa các dân tộc, củng cố hòa bình" và những thành tích khác.

4. Huân chương Cờ Đỏ. Cho đến năm 1943 (khi chưa có Huân chương Chiến thắng), thì đây được coi là loại huân chương cao quý nhất của quân đội Liên Xô. Sau đó Huân chương Cờ Đỏ vẫn được coi là phần thưởng cao quý trong suốt cuộc chiến tranh và được tặng thưởng cho những ai lập nên những chiến công đặc biệt trong các cuộc chiến đấu ác liệt có mức độ nguy hiểm rất cao đối với tính mạng. Huân chương này ghi nhận lòng dũng cảm, sự gan dạ và tính can trường được thể hiện trong việc hoàn thành những nhiệm vụ đặc biệt.

5. Huân chương các thống soái - A.Xu-vô-rốp, M.Cu-tu-dốp, và các huân chương của hải quân "Đô đốc Na-khi-mốp" và "Đô đốc U-sa-cốp" đã được tặng thưởng cho các sĩ quan lục quân và hải quân vì đã có những thành tích xuất sắc trong việc chỉ huy đơn vị, lên kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện những chiến dịch quân sự, những trận chiến đấu trên biển đạt hiệu quả cao, trong đó với "tổn thất nhỏ" nhưng đã gây cho kẻ địch những thiệt hại nghiêm trọng. Huân chương A-lếch-xan-đrơ Nhép-xki được tặng thưởng cho tinh thần quả cảm của các sĩ quan ở mọi cấp. Huân chương Bô-gđan Khơ-men-nhi-xki không chỉ được tặng thưởng cho các quân nhân trong lực lượng vũ trang, mà còn được tặng thưởng cho các chiến sĩ du kích hoạt động trong hậu phương của quân thù vì đã có tinh thần táo bạo, dũng cảm và khôn khéo trong chiến đấu chống kẻ thù.