Vùng đất địa linh Thăng Long - từ cuộc thiên đô lịch sử nghìn năm trước, đã luôn có cuộc song hành số phận gắn chặt với mạch nguồn trầm tích lịch sử ấy. Sông mang hình phố, phố nương tựa vào sông. Qua bao lở, bồi, tán, tụ, ở mỗi thời khắc biến thiên của lịch sử, dòng nước đỏ Hồng Hà luôn như một chứngnhân, hội tụ linh khí đất đai để dưỡng nuôi muôn triệu cuộc đời con dân nước Việt.
Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), nhà nho tài ba có công xây dựng, tu sửa đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút… đã viết trong bài ký về sông Nhị Hà (tên gọi khác của sông Hồng), rằng: “…Bên sông tuy không có núi non, cồn đảo, nhưng lên Thành Thăng Long nhìn xa, ngoài trời biếc đồng xanh, thấy một dải xanh rờn nhấp nhô, thấp thoáng ẩn hiện, suốt từ Tản Viên trôi xuống, tựađôi cánh chầu về Kinh đô Thăng Long; hình thế giống chùm sao hướng vềmột phía, tuy cõi xa chẳng thể xem gần, song thế lớn há coi thường được sao!… Ôi! Từ khi có trời đất đã có sông núi này. Có sông núi này, thì có hình thếnày! Cho nên trời tạo ra và đất giữ lại, lưu truyền cho người đời. Đến như thịnhvượng hay hư phế, người đời há không quan tâm, sông núi há không chạnh lòng sao?”.
70 năm trước, dòng Hồng Hà “réo sóng say sưa” đón chào đoàn quân áo vảicùng vị Cha già dân tộc từ chiến khu về tiếp quản Thủ đô, mở ra một trang mớihòa bình cho Thăng Long-Hà Nội.
Hôm nay, dòng chảy đầy sinh khí ấy đang phản chiếu một dáng vóc mới củaThủ đô văn hiến - trên hành trình tạo lập vị thế xứng đáng với đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới vươn tầm.
· Kiến tạo những giá trị của thời đại mới
· GS, TS, KTS Hoàng Đạo Kính: Để mỗi cá nhân có thể tự hào - tôi là "Người Hà Nội"
· Nghĩ về danh hiệu Kẻ sĩ Thăng Long
· Họa sĩ Đặng Kim Ngân: Vẽ nỗi nhớ Hà Nội
· Làm sống động những hình ảnh hào hùng
Tổ chức chuyên đề: Phương Thảo và Võ Hoàng