Phòng tránh bạo lực học đường

Những mối dây cần bện chặt

Liên tiếp những vụ việc nữ sinh bị bạn học đánh đập, bắt nạt ở nhiều địa phương được phát hiện làm rúng động cộng đồng. Tính nghiêm trọng và số lượng gia tăng cùng sự mâu thuẫn xảy ra giữa các nữ sinh khiến cho dư luận thêm nhiều băn khoăn, lo lắng.
0:00 / 0:00
0:00
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cần được chú trọng nhiều hơn. Ảnh: UNICEF
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cần được chú trọng nhiều hơn. Ảnh: UNICEF

PGS, TS Trần Thành Nam (Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ góc nhìn: Đại dịch Covid-19 phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của các em học sinh. Thêm đó, thời gian học ở nhà kéo dài, khiến cho các em không có sự gắn kết và làm thân với nhau. Và cũng trong thời gian này, các phòng tư vấn tâm lý học đường đã bị bỏ quên.

Quả thật, thời gian vừa qua, cộng đồng và nhà trường đã dành sự quan tâm nhiều hơn cho vấn đề tâm lý học đường, tuy nhiên, hầu hết các dự án cho học sinh đều tập trung đến vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của thời đại chuyển đổi số. Thế nhưng khi trẻ quay lại trường học, nhiều vấn đề phát sinh chưa được chú ý và quan tâm đúng tầm mức.

Ở khía cạnh giới tính, TS Tâm lý Nguyễn Văn Công (Trường đại học Nguyễn Huệ) nhìn nhận: Các bạn nữ thường nhạy cảm hơn, hay để ý những điều nhỏ, do đặc điểm tâm sinh lý của độ tuổi dậy thì, các em cũng thường hay có những cảm xúc thay đổi liên tục, không ổn định và khó kiểm soát.

Bởi vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh đang cần được chú trọng nhiều hơn, với mức độ và đòi hỏi cao hơn.

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ em an toàn tại trường học là đào tạo và hỗ trợ giáo viên giải quyết các vấn đề bắt nạt, lấy học sinh làm trung tâm. Thí dụ như, các vụ việc bạo lực thường diễn ra tại vị trí nào trong trường học? Dấu hiệu học sinh bị tẩy chay? Các thầy, cô giáo bên cạnh giảng dạy kiến thức chuyên môn cũng cần được trang bị các kỹ năng cần thiết để nhận biết sớm các chỉ báo đó? Đồng thời, nhà trường ở vị trí kết nối, phải thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường, tổ chức nhiều buổi thảo luận ba bên về phòng, chống bạo lực học đường, triển khai nhiều hoạt động để tạo sự gắn bó, thân thuộc giữa học sinh và mái trường.

Cùng đó, vai trò của gia đình cũng quan trọng không kém. Ở độ tuổi dậy thì, duy trì sự kết nối với con cái là điều hết sức cần thiết, những buổi nói chuyện chia sẻ về các sự kiện trong ngày, sự thay đổi trong cảm xúc, và cách để kiểm soát cảm xúc tiêu cực (đặc biệt là với trẻ em gái khi những thay đổi của cơ thể có thể khiến các em bỡ ngỡ và dễ căng thẳng). Hay cách trẻ em ứng xử với xã hội chính là tấm gương phản ánh cách hành xử của cha mẹ. Nếu cha mẹ và các thành viên trong gia đình tôn trọng nhau, cư xử đúng mực, thì con cái sẽ ứng xử, giải quyết mọi vấn đề đúng đắn theo những chuẩn mực đạo đức mà thành viên gia đình đã hình thành trong quá trình chung sống, bạo lực học đường ít xảy ra đối với những học sinh có sự giáo dục tốt từ gia đình… Các chuyên gia tâm lý cho rằng, việc cha mẹ vun đắp cho con kỹ năng sống để khi bị bắt nạt biết dùng lời nói, hành động tự vệ hay không kiểm soát con khắt khe, dùng đòn roi… chính là cách để giúp con tránh dùng bạo lực