Chú trọng tính phù hợp thực tế của chính sách

Nhớ lại những tháng ngày cả nước "gồng mình", nỗ lực vượt qua muôn vàn thách thức của đại dịch toàn cầu Covid-19, chúng ta không bao giờ quên tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của các tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền đất nước. Song hành với đó là sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của Đảng, Chính phủ và Quốc hội, với những quyết sách quan trọng để bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội… Trong đó, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, được ban hành và có hiệu lực vào ngày 11/1/2022.
0:00 / 0:00
0:00
Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đã đưa ra những quyết sách quan trọng để phục hồi kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội
Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đã đưa ra những quyết sách quan trọng để phục hồi kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội

Thực tế cho thấy, nhiều chính sách của Nghị quyết số 43, trong đó có những chính sách chưa từng có với nguồn lực lớn đã đóng vai trò quan trọng giúp bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp từng bước vượt khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị quyết này cũng bộc lộ nhiều trở ngại, hạn chế. Một số chính sách chưa tới được "đích đến" đề ra khi ban hành Nghị quyết, như: việc hỗ trợ lãi suất 2% qua ngân hàng thương mại kết quả không đáng kể; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình không cao như kỳ vọng; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt thấp; cho vay phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi không như mong đợi… Có gói hỗ trợ, như hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động rơi vào tình trạng tồn dư kinh phí, thời gian kết thúc chính sách đã lâu, nhưng phương án xử lý chậm. Thực trạng này gây lãng phí ngân sách nhà nước khi nhiều chính sách an sinh xã hội khác có nhu cầu nhưng thiếu kinh phí hoặc có kinh phí hạn chế…

Thêm nữa, việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn của Chương trình chậm trễ, không giải ngân hết vốn theo thời hạn đề ra tại Nghị quyết, Quốc hội phải gia hạn thời gian thực hiện đến năm 2024; việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân, người lao động có khó khăn, vướng mắc. Nhiều đại biểu Quốc hội, cán bộ cơ quan chức năng nhìn nhận, có chính sách đề ra trong Nghị quyết là đúng đắn, mang lại kỳ vọng lớn nhưng khi triển khai lại bị vướng mắc về quy trình thủ tục, đối tượng thụ hưởng, tính khả thi… cho nên không trở thành hiện thực…

Việc thực hiện các Nghị quyết quan trọng trong thời điểm cấp bách, khó khăn, lại chưa có tiền lệ… là thách thức không nhỏ đối với chính quyền các cấp. Để một Nghị quyết có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đất nước như Nghị quyết số 43 được phát huy giá trị, lúc này các cơ quan chức năng, các địa phương cần khẩn trương rà soát từng nội dung chính sách được đề ra trong bối cảnh đặc biệt. Theo đó, cần chỉ rõ chính sách nào có hiệu quả thực chất và chính sách nào không khả thi hay chưa khả thi. Cũng cần nhận diện các chính sách đã thực hiện nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả không đáng kể. Quá trình đánh giá chính sách này phục vụ cho việc tham mưu, đề xuất cũng như sàng lọc để những chính sách thiết thực được tiếp tục triển khai. Còn những chính sách không phù hợp phải được tạm dừng, thậm chí hủy bỏ để không lãng phí nguồn lực.

Từ câu chuyện thực thi Nghị quyết số 43, thêm một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của việc, chính những nguyên nhân khách quan, thực tế đầy thách thức cũng là cơ hội để mỗi cấp, ngành, địa phương nhìn nhận thẳng thắn hạn chế, yếu kém, chủ quan. Từ đó, cùng phân tích, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn trong công tác nghiên cứu, dự báo, xem xét nhu cầu, đề xuất thủ tục giải quyết trước khi ban hành