Cổ động đẹp

Bức tranh mà các bạn đang xem của họa sĩ Phạm Văn Đôn (1918 - 2000), ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông sáng tác nhiều tranh cổ động, áp-phích nhưng đây là tác phẩm tiêu biểu của ông. Tiền cảnh là một chiến sĩ tay giơ cao khẩu AK tượng trưng cho bộ đội chính quy, phía sau là biển người, nam nữ, già trẻ, biển súng, biển cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam. Bức tranh đầy khí thế, bố cục chặt chẽ, nội dung chữ rõ ràng, ngắn gọn được thiết kế chắc, khỏe, nổi bật. Chỉ với ba mầu nhưng thông điệp cổ động “Tiến công liên tục - Nổi dậy mạnh mẽ” được biểu đạt, được truyền tải, truyền thông đầy ấn tượng. Có thể nói nội dung chính trị bộ đội chủ lực kết hợp bộ đội địa phương và dân quân du kích của các đ&

Tranh của Xưởng tranh cổ động Trung ương.
Tranh của Xưởng tranh cổ động Trung ương.

Tranh áp-phích có sự góp mặt của ba loại hình là hội họa, đồ họa và báo chí. Mục đích của áp-phích là đưa được thông tin, thông điệp đến với mọi người bằng yếu tố thị giác hay còn gọi là truyền thông thị giác. Đã là nghệ thuật thì phải đẹp. Áp-phích là truyền thông bằng cái đẹp. Truyền tải thông điệp chính trị bằng cái đẹp. Cho nên yếu tố hội họa, yếu tố tạo hình phải tối giản, chủ yếu là mảng phẳng, đi nét, ít mầu, hòa sắc tương phản mạnh, đậm nhạt rõ ràng. Trên cơ sở đó, phần đồ họa mới thuận lợi để bố cục sắp xếp, phóng đại... sao đó để hấp dẫn bắt mắt. Tranh áp phích khác tranh hội họa giá vẽ là ở phần chữ. Vì là thông tin, cổ động, tuyên truyền rộng rãi nên bắt buộc áp-phích phải đa bản, có thể là tranh khắc, in lưới, in lithography, khắc gỗ, khắc kẽm, khắc a-xít... Khác với tranh hội họa chỉ độc bản.

Muốn tuyên truyền được, muốn cổ động được, quảng cáo được, muốn nhiều người xem được thì nội dung chữ phải dễ hiểu, cô đọng, hàm súc. Chữ muốn gây ấn tượng với người xem thì chữ phải được thiết kế, to nhỏ, cao thấp, xanh đỏ, vuông tròn, tức là phải đồ họa chữ, vẽ chữ... sao đó để tham gia vào bố cục của áp-phích như một đơn vị tạo hình.

Cổ động đẹp ảnh 1

Các thế hệ họa sĩ từ các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương, các họa sĩ khóa kháng chiến Tô Ngọc Vân đến các họa sĩ giai đoạn chiến tranh chống Mỹ... ngoài sáng tác tranh giá vẽ thì đều vẽ tranh cổ động, trong đó có rất nhiều các tên tuổi bậc thầy của hội họa Việt Nam. Họa sĩ vẽ tranh cổ động, ngoài sự rung cảm với hiện thực còn phải có nhãn quan chính trị nhạy bén trước những vấn đề của cuộc sống.

Tranh áp-phích cùng tranh giá vẽ và điêu khắc là ba diện lớn nhất làm nên bức chân dung mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam cũng như lịch sử của tranh áp-phích luôn song hành cùng sự phát triển của cách mạng Việt Nam, của lịch sử đất nước. Vậy nên đặc điểm của tranh áp-phích Việt Nam là áp phích - chính trị. Suốt từ 1945 - 1975 và 1975 - 2018, tranh áp-phích chính trị đã góp phần cùng các phương tiện truyền thông khác cổ động tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đến toàn quân, toàn dân trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong thời kỳ hòa bình và hiện nay.