Chứng khoán và... vàng

Những ngày qua, việc giá vàng SJC có lúc tăng vượt ngưỡng 80 triệu đồng/lượng đã trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người. Và cũng như nhiều lần trước đó, mỗi khi có một kênh đầu tư dậy sóng thì lại có những ý kiến cho rằng sẽ tập trung nhiều dòng tiền đổ về, thậm chí hút dòng tiền từ những kênh khác. Nhưng thực tế liệu có như vậy?

Kiên nhẫn vẫn có lãi

Thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn có thể xuất hiện những biến động thất thường trong ngắn hạn, nhưng cơ hội sinh lời vẫn rộng mở với các nhà đầu tư (NĐT) có sự kiên trì.

Nhức nhối cuộc gọi lừa đảo chứng khoán

“Em chào anh/chị nhé, em đến từ công ty chứng khoán (CTCK)…”, những cuộc điện thoại chào mời từ những nhân viên xưng từ các CTCK đang gây phiền nhiễu và rắc rối không chỉ cho các nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán lâu năm mà còn cả những người có ý định tham gia thị trường chứng khoán (TTCK).

Không thể trì hoãn

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, sẽ đình chỉ giao dịch cổ phiếu (CP) của các doanh nghiệp (DN) trên sàn UPCoM không thực hiện công bố báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán theo năm từ ba năm tài chính liên tiếp trở lên. Thoạt nhìn, việc DN chậm công bố BCTC một năm đã gây thiệt hại lớn cho các cổ đông, nên sẽ có câu hỏi đặt ra mốc ba năm tài chính mà cơ quan quản lý đưa ra sẽ có tác dụng răn đe như thế nào?

Dòng chảy liên tục

Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) hiện đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa hoạt động thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...

Tín hiệu lạc quan

Tính đến phiên giao dịch 22/11 hôm qua, VN Index đã có 11 phiên liên tục nằm trên ngưỡng 1.100 điểm và điều này mở ra khả năng thị trường chứng khoán (TTCK) đang tạo đáy ngắn hạn sau một thời gian diễn biến không thuận lợi.

Bán mạnh để mua mạnh

Tính từ ngày 1/11 đến nay, VN Index đã tăng hơn 100 điểm. Đây là đợt hồi phục tích cực của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư (NĐT) nào cũng được hưởng trọn niềm vui bởi đã có tâm lý dè dặt nhất định và một trong những nguyên nhân gây ra sự dè dặt đó là động thái bán quyết liệt của cả NĐT trong nước lẫn nước ngoài ở nhiều thời điểm.

Chất lượng tài khoản chứng khoán

Thông tin mới nhất từ Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) cho biết, đã có 545.386 tài khoản chứng khoán bị đóng trong tháng 10, gấp ba lần so với số tài khoản mở mới là 167.659 tài khoản. Trong thực tế, điều này nên được nhìn nhận ở góc độ tích cực vì từ lâu, song song với số lượng tài khoản, vấn đề khác cũng được bàn đến là: chất lượng tài khoản chứng khoán.

Những phiên giải tỏa

Thị trường chứng khoán (TTCK) đã khởi đầu tháng 11 bằng một phiên tăng khả quan hơn 11 điểm. Nhìn vào diễn biến của thị trường trong khoảng hai tháng qua, có thể nhận định phiên 1/11 có tính chất giải tỏa cho nhà đầu tư (NĐT). Những phiên giải tỏa đóng vai trò rất quan trọng không chỉ ở khía cạnh tâm lý mà còn tạo ra cơ hội cho NĐT quyết đoán.

Khi thanh khoản thấp

Phiên giao dịch ngày 24/10, giá trị giao dịch (GTGD) khớp lệnh tại sàn HoSE chỉ đạt hơn 9.100 tỷ đồng, mức thấp nhất trong khoảng bốn tháng qua. Lần gần nhất, GTGD tại HoSE về mức “1 chữ số” là vào ngày 3/7, với hơn 9.700 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là thanh khoản thấp sẽ tác động đến các công ty chứng khoán (CTCK) như thế nào?

Đối mặt với những phiên bất ngờ

Chỉ trong hai ngày 17 và 18/10, nhà đầu tư (NĐT) đã phải đối mặt với những phiên giảm điểm rất mạnh và bất ngờ. Đặc biệt là phiên 17/10, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường cho đến 20 phút cuối cùng, mọi chuyện đã xoay chuyển theo hướng “không thể tin nổi”. Vậy NĐT sẽ làm gì để tồn tại trên thị trường chứng khoán (TTCK) trước những bất ngờ như vậy?

Sử dụng báo cáo phù hợp

Dù biết rằng, những khuyến nghị, dự báo của các công ty chứng khoán (CTCK) không thể đúng hoàn toàn, nhưng thực tế đã cho thấy chất lượng, dự báo của các đơn vị đang ngày một chất lượng hơn.

Giải mã “đội, nhóm” chứng khoán

Sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội cùng việc có nhiều nhà đầu tư (NĐT) mới (thường được gọi là NĐT F0) đã dẫn đến việc các “group” hay “room” (các đội, nhóm) chứng khoán nở rộ. Bên cạnh việc đem lại những lợi ích cơ bản cho NĐT trong kết nối, chia sẻ thông tin, vẫn còn đó những điểm băn khoăn quanh các “đội, nhóm” chứng khoán trên thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay.

Cẩn trọng với giải chấp

Cứ mỗi khi thị trường chứng khoán (TTCK) xuất hiện những đợt bán tháo, một số nhà đầu tư (NĐT) sẽ nghĩ ngay đến hoạt động bán giải chấp để thu hồi vốn cho vay (margin) của các công ty chứng khoán (CTCK). Nhưng cần biết rằng, thị trường giảm mạnh còn bởi nhiều nguyên do và giải chấp cũng phải có cơ sở mới diễn ra.

Chứng khoán và tuổi tác

Câu chuyện của một nhà đầu tư (NĐT) tuổi ngoài 80 rút 200 triệu đồng để đầu tư chứng khoán, sau một tháng đã lãi 40 triệu đồng (tỷ lệ 20%) trở thành đề tài thú vị với dân chứng khoán. Câu chuyện của cá nhân, nhưng thực tế lại nói lên rất nhiều điều trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Cấm đặt lệnh tự động

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có công văn gửi các công ty chứng khoán (CTCK) yêu cầu rà soát, dừng ngay (nếu có) và ngăn chặn các hình thức đặt lệnh tự động nhằm bảo đảm an toàn và sự ổn định của thị trường chứng khoán (TTCK). Việc đặt lệnh tự động bằng công nghệ sẽ dẫn đến khả năng gia tăng đột biến khối lượng lệnh trong một thời điểm, gây vượt quá năng lực hệ thống và làm quá tải, hoặc cũng có khi gây ra những hiệu ứng tiêu cực khi TTCK diễn biến xấu.

Chặt chẽ nhưng đừng cực đoan

Quản trị rủi ro liên quan đến việc cho nhà đầu tư (NĐT) vay (margin) để mua cổ phiếu (CP) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK). Đã nói tới rủi ro thì phải có những động thái “chặt chẽ” để hạn chế những khả năng xấu nhất, tuy nhiên vẫn có những trường hợp quản trị rủi ro margin bị đẩy lên thái quá và gây ra tác dụng ngược.

Thận trọng với giao dịch ký quỹ

Nhà đầu tư (NĐT) sử dụng giao dịch ký quỹ (margin) với tỷ lệ tối đa để mua cổ phiếu (CP) nhằm đạt được suất sinh lời cao nhất là chiến thuật giao dịch khá phổ biến trên thị trường chứng khoán (TTCK). Nhưng ngay cả với những NĐT dày dạn kinh nghiệm nhất thì margin với tỷ lệ tối đa vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro không thể đoán trước.

Cạm bẫy đầu tư

Gần đây, một vài nhà đầu tư (NĐT) kháo nhau về một “kênh” để mua cổ phiếu (CP) được… chiết khấu, chẳng hạn CP giá 50.000 đồng mua qua kênh này, biểu hiện là một website, thì được chiết khấu 20% còn 40.000 đồng/CP.

Tương lai nào cho quỹ chỉ số?

Tuần rồi, Công ty quản lý quỹ Bảo Việt (Baoviet Fund) đã chính thức niêm yết chứng chỉ quỹ (CCQ) ETF BVFVN Diamond (BVFVND) trên sàn HoSE. BVFVND là CCQ thứ ba mô phỏng theo chỉ số VNDiamond được niêm yết trên sàn HoSE, đây là chỉ số “kim cương” được xây dựng từ biến động của 20 cổ phiếu có chất lượng cao, vị thế đầu ngành, tiềm năng tăng trưởng lớn.

Chống “rung lắc”

Việc VN index tiếp tục vượt ngưỡng 1.200 điểm và tính đến ngày 9/8 đã có chín phiên liên tiếp trụ trên ngưỡng này là dấu hiệu rất khả quan của thị trường chứng khoán (TTCK). Nhờ vậy, một lượng tiền lớn đã và đang tiếp tục đổ vào TT, thể hiện qua số phiên có giá trị giao dịch (GTGD) khớp lệnh tại HoSE vượt mốc 20.000 tỷ đồng/phiên xuất hiện dày đặc.

Gia tăng tỷ trọng nhà đầu tư tổ chức

Giải pháp gia tăng tỷ trọng của nhà đầu tư (NĐT) tổ chức được kỳ vọng sẽ giúp thị trường chứng khoán (TTCK) ổn định, chuyên nghiệp hơn. Nhưng vì nhiều lý do cả chủ lẫn khách quan, giải pháp này vẫn chưa có nhiều bước tiến đột phá.

Động lực dựa trên kỳ vọng

Thị trường chứng khoán (TTCK) đang bước vào giai đoạn cao điểm nhất của mùa công bố kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính (BCTC) hay còn gọi là “mùa báo cáo”. Mùa báo cáo quý II hằng năm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hình tình hình kinh doanh của doanh nghiệp (DN), tiến độ hoàn thành kế hoạch sau nửa đầu năm, khả năng hoàn thành kế hoạch của năm…

Bám sát diễn biến giao dịch

Phiên giao dịch 19/7 đã kết thúc 8 phiên tăng điểm liên tục của VN Index. Mặc dù VN Index chỉ giảm 1,11 điểm, tức là chưa đến 0,01% điểm số, nhưng đã có rất nhiều cổ phiếu (CP) giảm mạnh trong phiên này.

Đỉnh mới, thanh khoản mới

Cách đây chưa lâu, nhiều nhà đầu tư (NĐT) còn e dè về việc VN Index có khả năng trụ được vững trên ngưỡng 1.100 điểm hay không. Nhưng chỉ trong hai phiên giao dịch gần nhất, VN Index đã bứt phá qua ngưỡng 1.150 điểm, cũng là đỉnh trong năm 2023 này, với rất nhiều kỳ vọng khả quan cho thị trường chứng khoán (TTCK).

Hành động thận trọng

Xu hướng phục hồi của thị trường chứng khoán (TTCK) ngày một rõ nét đã khiến cho ngay cả những nhà đầu tư (NĐT) thận trọng nhất cũng phải hành động. Và để tránh chậm chân thì không chỉ NĐT cá nhân mà cả tổ chức cũng phải đẩy mạnh giải ngân, chuyển đổi trạng thái từ tiền mặt sang cổ phiếu (CP) chỉ trong thời gian ngắn. Cũng từ đây sẽ có những tác động và cả rủi ro cho thị trường chung và NĐT.

Làm giá và trả giá

Việc Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Apec và một số người khác bị bắt về tội thao túng thị trường chứng khoán (TTCK) không làm mấy ai ngạc nhiên. Một số nhà đầu tư (NĐT) kỳ cựu còn nhận định “chuyện phải đến thì sẽ đến”.

Rèn luyện khả năng bắt sóng

VN Index tăng, thanh khoản tăng và một xu hướng tăng của thị trường chứng khoán (TTCK) đang rõ ràng hơn bao giờ hết là những thuận lợi rất lớn dành cho các nhà đầu tư (NĐT). Nhưng để có thể thu được lợi nhuận, nhà đầu tư (NĐT) cần phải lựa chọn đúng cổ phiếu (CP), mà điều này lại ngày càng nhiều thách thức.

Danh mục có gì?

Tính đến khi kết thúc phiên giao dịch 14/6, VN Index đã có bảy phiên liên tục trụ vững trên ngưỡng 1.100 điểm. Ngưỡng cản 1.100 điểm tưởng chừng khó chinh phục đã bị VN Index vượt qua tương đối dễ dàng trong lần này. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư (NĐT), dù cho điểm số của thị trường đang thuận lợi, nhưng danh mục có sinh lời hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nâng cấp dịch vụ

Đúng một năm trước, VN Index dù đã điều chỉnh, nhưng vẫn còn ở mức hơn 1.300 điểm, thanh khoản sàn HoSE còn trên 20.000 tỷ đồng/phiên. Còn hiện nay, VN Index dù đang diễn biến tích cực, vẫn chỉ mới hướng đến 1.100 điểm, thanh khoản sàn HoSE phần lớn quanh ngưỡng 10.000 tỷ đồng/phiên. Thị trường thách thức là vậy, nhưng chất lượng dịch vụ của ngành chứng khoán không vì vậy mà chững lại, vẫn đang tiếp tục đi lên.
back to top