Bạn đọc với Nhân Dân cuối tuần

Tuần qua, Báo Nhân Dân cuối tuần tiếp tục nhận nhiều bài, truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút ký, tranh, ảnh của bạn đọc và cộng tác viên gửi về qua đường bưu điện và email: Võ Văn Minh (Đà Nẵng); Trần Như Thức (Hà Nam); Nguyễn Hữu Ích (Vĩnh Phúc); Lê Quang Dung (Thanh Hóa); Phạm Thị Đoan Trang (Hải Phòng); Nguyễn Bùi Lam, Tạ Quang Lộc (Nghệ An); Phan Minh Mạnh (Thái Bình); Trịnh Hữu Thịnh (Hòa Bình); Nguyễn Sơn Hải (Quảng Ninh)…

Báo nhận được nhiều thư góp ý của bạn đọc và cộng tác viên trên cả nước. Từ hộp thư nguyenvanquyet@gmail.com, nguyenhoangson@gmail.com,... các bạn chia sẻ về loạt bài trong trang chuyên đề đăng số 29 (ngày 17-7-2016). Các bạn cho rằng: Hiện nay mô hình bác sĩ gia đình ở nước ta chưa thật sự phát huy hiệu quả. Trên thực tế, rất nhiều người chưa hiểu rõ về mô hình này. Phần đông người dân cho rằng, nếu tiêm phòng đã có trạm y tế; nếu trong nhà có người ốm nhẹ thì ra hiệu thuốc; nếu bệnh nặng thì tìm đến các bệnh viện tuyến cao, như vậy mới an tâm. Trong khi đó, nhiều bác sĩ cũng không thật hào hứng làm việc ở các cơ sở bác sĩ gia đình, vì cảm thấy không có điều kiện phát triển sự nghiệp… Thiết nghĩ, để nhân rộng mô hình này, rất cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, bởi trên thế giới mô hình bác sĩ gia đình đã làm rất tốt vai trò của mình là chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, nó rất có ý nghĩa đối với cộng đồng nhất là trong điều kiện mô hình bệnh tật ở nước ta diễn biến ngày một phức tạp, với nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Rất mong các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách để việc mở rộng mô hình bác sĩ gia đình đạt hiệu quả tốt nhất.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, cổ vũ, khích lệ của quý bạn đọc, cộng tác viên và mong được tiếp nhận thường xuyên ý kiến góp ý, phê bình báo. Mọi ý kiến xin gửi về: Ban Nhân Dân cuối tuần (Báo Nhân Dân), 71 Hàng Trống - Hà Nội. Điện thoại: 04.38257872. Email: nhandancuoituan@nhandan.org.vn