Tình huống khẩn cấp

Nhiều quốc gia trên thế giới đang trong tình cảnh "họa vô đơn chí" khi cùng lúc phải đối phó một số thách thức lớn như bạo lực, bất ổn gia tăng, dịch bệnh chồng dịch bệnh… Một loạt giải pháp đã được đưa ra để giải quyết những tình huống khẩn cấp này.

Nhiều cảng biển của Mỹ trở nên quá tải. Ảnh: TTXVN 
Nhiều cảng biển của Mỹ trở nên quá tải. Ảnh: TTXVN 

1 Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) đang thu hút sự quan tâm của giới quan sát quốc tế toàn cầu, trong nỗi lo ngại. Ngày 19/10, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh: NATO phải là bên đầu tiên thực hiện bước đi để cải thiện quan hệ với Moscow. Ông cũng khẳng định: Nga chưa bao giờ khơi mào cho việc làm xấu đi quan hệ với NATO hay Liên minh châu Âu (EU) hoặc với bất kỳ quốc gia nào ở phương Tây hay bất kỳ khu vực nào khác.

Trước đó, ngày 18/10, phái bộ ngoại giao Nga tại NATO thông báo sẽ ngừng hoạt động từ ngày 1/11, và mọi thông tin trao đổi giữa hai bên sẽ được thực hiện thông qua Ðại sứ quán Nga tại Bỉ. Ðộng thái này nhằm trả đũa việc NATO đã quyết định giảm một nửa số nhân viên ngoại giao trong phái đoàn thường trực Nga tại liên minh quân sự này (từ 20 người xuống 10 người), trục xuất tám nhân viên trong phái đoàn hiện tại và hủy bỏ hai vị trí còn trống.

Nga cáo buộc hành động của NATO đi ngược lại những tuyên bố về nỗ lực đối thoại với Moscow trước đó. Trong khi đó, phía NATO cho biết đã lưu ý phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, nhưng chưa nhận được thông báo chính thức nào về vấn đề nêu ra.

Nước Mỹ lo ngại những khó khăn trong chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng đến mùa mua sắm nghỉ lễ sắp tới và kéo dài đến năm 2022. Bộ trưởng Giao thông vận tải Mỹ Pete Buttigieg nhấn mạnh: Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ làm mọi điều có thể để giảm bớt tắc nghẽn tại các cảng, đường sắt và đường bộ đang quá tải. Theo Bộ trưởng Buttigieg, cuộc khủng hoảng nguồn cung đang trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu bị dồn nén bất thường ở Mỹ. Ông cho biết doanh số bán lẻ đang ở mức cao, nhu cầu tăng vọt và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Mỹ đang không thể theo kịp. Cảng Los Angeles cam kết bắt đầu hoạt động 24 giờ/ngày nhằm giảm tắc nghẽn.

Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đang chật vật với việc thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD để nâng cấp đường sá, cầu cảng và chương trình chi tiêu xã hội lớn hơn mang tên "Xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn". Dự luật cơ sở hạ tầng nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Tuy nhiên, gói thầu khổng lồ nhằm mở rộng mạng lưới an toàn xã hội về giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đang vấp phải sự phản đối từ ngay bên trong đảng Dân chủ cũng như từ các đảng viên Cộng hòa.

Tình huống khẩn cấp -0

Ecuador đối phó bạo lực đẫm máu tại các nhà tù. 

Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso cũng cảnh báo: Trong những năm gần đây, nước này đã chuyển từ điểm nóng về buôn lậu ma túy thành điểm nóng về tiêu thụ ma túy.

Trước đó, Ecuador cũng ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày để ứng phó các vụ bạo lực đẫm máu trong hệ thống nhà tù, cho phép huy động 3.600 binh sĩ quân đội và cảnh sát để tuần tra tại 65 nhà tù trên cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, các vụ bạo lực nhà tù khiến 238 tù nhân thiệt mạng. Cũng trong tuần qua, Tổng thống Lasso đã chỉ định Ðại tá về hưu Luis Hernandez làm Bộ trưởng Quốc phòng thay thế ông Fernando Donoso. Tổng thống Ecuador cho rằng nước này đang trải qua giai đoạn mất an ninh và cần có một lực lượng quốc phòng mạnh hơn, cứng rắn hơn.

Theo Cơ quan Y tế cộng đồng Pháp (RSV), cùng đại dịch Covid-19, lại xuất hiện dịch viêm tiểu phế quản gây áp lực lên hệ thống y tế nước này, khiến khoa nhi tại các bệnh viện trên khắp nước Pháp rơi vào tình trạng nguy cơ quá tải, đặc biệt tại vùng thủ đô Ile-de-France và Grand-Est. Theo RSV, bệnh do virus hợp bào hô hấp gây ra này đã lây lan tới gần 1.800 trẻ em trên cả nước, trong đó hơn 30% số trường hợp phải nhập viện. 

Chủ tịch Hiệp hội Nhi khoa Pháp Christèle Gras-Le Guen cho rằng "tình trạng hiện nay là chưa từng có". Nhiều phòng hồi sức cấp cứu nhi khoa gặp khó khăn do nhân viên y tế phải làm việc quá sức sau bốn làn sóng dịch Covid-19. Một số phòng đã phải tăng gấp đôi công suất. Do thiếu giường bệnh tại các bệnh viện ở Paris, nhiều ca đã phải chuyển đến các tỉnh.