Cận kề khủng hoảng

Những diễn biến xấu tiếp tục leo thang, đẩy nhiều nước rơi vào bờ vực khủng hoảng y tế, chính trị, thậm chí có thể làm gia tăng đối đầu quân sự.
0:00 / 0:00
0:00
Bạo lực leo thang ở Haiti.
Bạo lực leo thang ở Haiti.

1. Tình trạng bạo lực chưa từng có đang bao trùm Haiti, với sự gia tăng nhanh chóng số vụ đụng độ giữa cảnh sát và các băng nhóm vũ trang, các vụ xả súng ở khu dân cư. Chính phủ Haiti buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm từ ngày 3/3, sau khi ít nhất 10 người thiệt mạng trong vụ các băng nhóm tội phạm tấn công nhà tù quốc gia.

Các nước láng giềng đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao. Tất cả các cơ quan an ninh của CH Dominicana đều đang nỗ lực kiểm soát biên giới và duy trì trật tự trong nước. Trong khi đó, Bahamas đã kích hoạt một chiến dịch nhằm phong tỏa biên giới phía đông nam của đảo quốc này. Mexico khuyến cáo công dân không tới Haiti. Mỹ, Pháp, Canada và Tây Ban Nha đã đóng cửa tạm thời Đại sứ quán tại Haiti, hủy mọi cuộc làm việc và ra các khuyến nghị cần thiết đối với công dân của mình. Mỹ đang hợp tác với các đối tác để hỗ trợ cho Cảnh sát Quốc gia Haiti, cũng như đẩy nhanh việc triển khai phái đoàn hỗ trợ an ninh đa quốc gia do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chỉ đạo và do Kenya đứng đầu.

2. Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Cho Kyoo-hong tuyên bố: Chính phủ nước này không thay đổi nguyên tắc ứng phó với những hành động nghỉ việc bất hợp pháp của các bác sĩ tập sự, đồng thời cảnh báo bắt đầu các động thái pháp lý để xử lý những người không quay lại làm việc. Để chuẩn bị cho tình trạng căng thẳng chưa hồi kết, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng quỹ dự phòng 90 triệu USD nhằm bồi dưỡng cho các nhân viên y tế phải làm việc tăng ca, thuê nhân viên thay thế tại các bệnh viện và kéo dài hoạt động của các bệnh viện công. Chính phủ sẽ triển khai 150 bác sĩ từ khu vực y tế công và 20 bác sĩ quân đội đến các bệnh viện tuyến đầu.

Tuyên bố của người đứng đầu ngành y tế được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn bác sĩ tập sự đã xuống đường ở thủ đô Seoul (ngày 3/3) để phản đối quyết định của Chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y hằng năm thêm 2.000 người bắt đầu từ năm tới. Cảnh sát Seoul cho biết khoảng 12.000 bác sĩ trẻ đã tham gia biểu tình. Đây được xem là đỉnh điểm của cuộc đối đầu kéo dài 14 ngày qua, sau khi có tới hơn 9.000 bác sĩ tập sự tại 97 bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc.

3. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo bắt đầu cuộc tập trận quân sự quy mô lớn cả trên không, trên bộ và trên biển ở lãnh thổ Bắc Âu của liên minh này từ ngày 4/3. Cuộc tập trận có sự tham gia của hơn 20.000 binh sĩ tới từ 13 quốc gia và sẽ kéo dài tới ngày 14/3. Cuộc tập trận do Na Uy dẫn đầu, mang tên Phản ứng của Bắc Âu 2024, đánh dấu sự tham gia lớn nhất từ trước đến nay của Phần Lan (với hơn 4.000 binh sĩ) trong một cuộc diễn tập quân sự ngoài nước.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko thông báo Nga đang theo dõi cuộc tập trận mà Moscow coi là mang tính khiêu khích này. Ông cảnh báo: Bất kỳ cuộc tập trận nào, đặc biệt là những cuộc tập trận gần đường dây liên lạc, đều "làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố quân sự". Thứ trưởng Grushko cũng lưu ý: Moscow đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết, nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ của Nga trong bối cảnh hiện tại.

Cận kề khủng hoảng ảnh 1
Dự án lưu trữ carbon của Na Uy gây tranh cãi.

4. Công nghệ lưu trữ carbon dưới đáy biển đang gây tranh cãi, khi Chính phủ Na Uy dự định phát triển Biển Bắc thành "trại lưu trữ carbon" trung tâm của châu Âu.

Bộ trưởng Năng lượng Na Uy Terje Aasland tin tưởng rằng có thể đưa carbon xuống đáy biển khu vực này để lưu trữ một cách lâu dài và an toàn. Tuy nhiên, Giám đốc chương trình khí hậu và năng lượng tại Trung tâm Luật Môi trường quốc tế (CIEL) Nikki Reisch cho biết: CO2 có thể biến đổi khó lường và những dự án này có thể gặp những vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng. Dù đến nay chưa có sự cố rò rỉ nào được báo cáo, nhưng không có gì bảo đảm rằng việc đưa CO2 đến một địa điểm khác không kéo theo các mối nguy tiềm tàng như phá vỡ cấu trúc đá hoặc rò rỉ khí carbon. Thực tế, các dự án xử lý carbon Sleipner và Snohvit của Na Uy đã đi vào hoạt động lần lượt trong các năm 1996 và 2008, song đều gặp phải một số vấn đề, trong đó có tình trạng gián đoạn trong quá trình bơm carbon