Quả cà khô lạnh

Mặc dù Mahiram đã nhổ quả cà tím héo đó từ lâu nhưng mỗi lần tôi đi dọc qua vườn về nhà, lại thấy một bụi cà tím còi cọc và trên đó bỗng hiện ra trước mắt một quả cà vàng nhăn nheo treo lủng lẳng.
0:00 / 0:00
0:00
Minh họa: LÊ ANH VÂN
Minh họa: LÊ ANH VÂN

Buổi ngày mùa đông ngắn ngủi đã trôi qua. Tôi đang trở về nhà sau cuộc đi bộ dài, như thường lệ, phấn hứng sau bữa tối. Tôi không sợ lạnh, vì đã mặc hết quần áo ấm mà tôi có: chiếc áo phông dày bằng vải dệt, chiếc áo bằng vải lanh thô, rồi chiếc áo len, chiếc chăn bông, khăn quàng cổ ấm áp và ngoài cùng là áo khoác dài.

Thật sung sướng khi cảm thấy không hề khó chịu trước cái lạnh mùa đông, đôi chân của tôi ấm áp trong đôi bốt Flex mới, có đế dày với đôi cựa sắt và đôi tai của tôi được che chắn một cách đáng tin cậy khỏi cơn gió lạnh buốt của tháng Giêng nhờ kéo cao cổ áo khoác. Dùng đèn pin soi đường, tôi đi lên hiên nhà thì bất ngờ thấy một ông già quấn chăn đen, đang ngồi trên chiếc giường gỗ cũ kỹ và ho dữ dội.

Ông đang làm gì ở đây thế, ông bạn? - Tôi hỏi, giấu tay vào túi áo khoác cho đỡ lạnh.

- Không có gì đâu, Ngài babu ji. Tôi làm cùng Mahiram.

- Sao ông lại ngồi đây trời lạnh thế này? Rất giá lạnh ở đây.

- Không có gì đâu, babu ji. Ông ấy dường như có điều gì đó muốn giấu tôi. Tôi không hỏi thêm gì nữa và lặng lẽ mở khóa phòng. Trước khi đi, tôi thắp một ngọn đèn bàn lớn mười bốn dòng và tuy hai cửa sổ thông gió phía trên vẫn mở nhưng chiếc đèn đã làm ấm căn phòng rất nhiều. Vừa bước vào, tôi đã bị choáng ngợp bởi một luồng không khí ấm áp nhưng lại tràn ngập mùi dầu hỏa nồng nặc.

Tôi đã quen với mùi của ngọn đèn dầu đang cháy. Tôi treo mũ lên móc, cẩn thận quấn khăn trùm lên đầu và tai rồi ngồi vào bàn làm việc.

Tuy nhiên, trong đầu tôi luẩn quẩn hình ảnh ông già đang ngồi ngoài hiên.

Tôi đã nhìn thấy ông già với khuôn mặt nhăn nheo này sáng nay khi tôi trở về từ bữa sáng. Thật khó để nói ông ấy bao nhiêu tuổi, nhưng trông ông ấy giống như một ông cụ. Đôi bàn tay khô héo vàng khè của ông giống như những mảnh vụn, đôi chân gầy guộc như que tre, khuôn mặt khô khốc nhăn nheo, đôi mắt trũng sâu.

Nhưng tại sao ông già này lại nằm lạnh lẽo ở đây? Ông không có nơi nào khác để qua đêm à? Tôi mở cửa hỏi:

- Vậy ông là ai?

- Tôi phục vụ Mahiram. Tôi hỏi: Ông là thế nào đối với anh ấy?

Ông lão muốn nói gì đó, nhưng lại ho một lúc lâu. Khó thở, ông ta giải thích rằng, ông và Mahiram không có quan hệ họ hàng với nhau mà chỉ đơn giản là cả hai đến từ một vùng quê.

Trong giọng nói của ông già có sự tuyệt vọng vô vọng đến mức tôi cảm thấy vô cùng thương ông. Ông có một gia đình, có năm con nhỏ và một người vợ. Ông ta cần tiền để nuôi con. Tôi ăn mặc chỉnh tề, ngồi trong phòng ấm áp, thậm chí còn trùm chăn lên đầu gối, còn ông già, tội nghiệp, nằm trong giá lạnh, thậm chí không có gì để che thân, ngoại trừ mảnh chăn rách thảm hại, tồi tàn đến mức lẽ ra chúng phải được ném từ lâu rồi.

“Vào phòng đi ông bạn”, tôi nói - “Nằm xuống đây. Tại sao ông bạn cần phải nằm ở trên hiên?”.

Đúng lúc đó, tiếng ủng nặng nề trên sàn xi-măng vang lên, trên ngưỡng cửa là bóng dáng cao lớn của nhân viên bán hàng Mahiram, cánh tay phải của ông chủ địa phương.

Mahiram đội một chiếc khăn xếp lớn trên đầu và một chiếc chăn len dày mầu đen treo trên vai, bên dưới anh ta có thể nhìn thấy một chiếc dhoti dài tới đầu gối và trên chân anh ta là một đôi giày có kích thước và trọng lượng rất ấn tượng. Tôi nhớ gần đây Mahiram đã đuổi theo một người đàn ông đang cố ăn trộm thứ gì đó trong vườn - sáu củ cải - anh ta đã đuổi theo rất lâu và khi đuổi kịp, anh ta đã đánh đập dã man người đàn ông bất hạnh, để người ăn trộm có một bài học nhớ đời.

“Chính tôi đã bảo ông nằm ở đây, babu ji”, Mahiram nói. - Ông thấy đấy, có một tên vô lại nào đó đã lẻn vào vườn vào ban đêm. Tôi theo dõi nó từ hai ngày trước. Đêm qua tôi đã mang đi mười đầu bắp cải. Tôi đã chọn những cái tốt nhất. Ông biết đấy, Babuji, chúng tôi phải cung cấp rau cho nhà bếp và trả tiền thuê nhà - lên tới hai trăm rupee.

Ai đã ăn trộm? Tôi hỏi - Từ khi tôi sống ở đây đến nay chưa hề có chuyện trộm cắp nào xảy ra. Người lạ không đến đây. Một người lạ sẽ không lê bước tới đây trong thời tiết lạnh giá này để lấy vài đầu bắp cải.

- Nếu hắn chỉ tý toáy thì dù sao thì tôi cũng sẽ bắt được tên khốn đó. Và tôi sẽ dạy cho hắn một bài học là không được động vào tài sản của người khác.

Đôi môi dày của Mahiram nở một nụ cười nham hiểm và khuôn mặt đầy vết rỗ của anh ta trông dữ tợn.

- Bảo ông ấy nằm trong phòng đây. Tôi nói, ngủ ngoài hiên quá lạnh.

Không, babu ji. Chỉ có bọn nhà giàu mới sợ lạnh thôi. Chúng tôi không quan tâm đến cái lạnh. Tôi để ông già ở đây làm người canh gác để thu hút sự chú ý. Và tôi sẽ rình ở ngoài kia, một khoảng cách xa. Tên trộm sẽ đợi cho đến khi ông già ngủ say rồi mới lẻn vào vườn mà không sợ hãi. Đó chính là lúc tôi sẽ chộp lấy nó.

Và Mahiram cười lớn.

Vâng, ông già không cần phải ẩn nấp.

Mahiram rời đi và ông già lại ho trong một thời gian dài.

Tôi cảm thấy mắt mình bắt đầu nhắm lại. Bữa tối no nê, tôi mặc quần áo ấm, trong phòng nóng bức. Về khóa phòng làm việc, tôi lại nói với ông già rằng, nếu ông muốn ngủ trong phòng thì tôi không khóa. Ông già lại từ chối. Sau đó tôi khóa cửa và đi vào phòng ngủ ấm áp, ấm cúng của mình. Tôi đã chuẩn bị giường trước: đề phòng, tôi đắp một tấm chăn len lên trên tấm chăn bông. Nhưng hóa ra chiếc giường lại lạnh đến mức tôi như thể đang chìm trong tuyết vậy. Tôi phải thu mình lại, kéo đầu gối lên tận cằm. Đầu tôi bắt đầu choáng váng, nặng trĩu và tôi ngủ thiếp đi.

Tôi ngủ không yên. Những khuôn mặt của Mahiram, ông già bất hạnh, chủ nhân của ngôi nhà, lần lượt hiện ra trước mặt tôi. Tôi mơ thấy Mahiram bắt được một tên trộm đã vào vườn. Anh ta túm lấy tên trộm, không ngừng đánh hắn, rồi vào làng và thông báo với những người nông dân rằng, số phận như vậy sẽ đến với bất cứ ai dám ăn trộm rau. Và anh ta lại đánh tên trộm. Tên trộm cầu xin sự thương xót và đột nhiên tôi ngạc nhiên khi nhận ra nhà thầu Gopaldas trong tên trộm này - khuôn mặt sáng bóng, đôi má bầu bĩnh, chiếc mũi tẹt.

Lần này tôi mơ thấy trời đổ mưa, có bão thổi và những hạt mưa đá to bằng nắm tay rơi xuống. Mọi thứ trong vườn đều bị mưa đá làm hư hại, luống rau ngập trong nước. Chỉ có một quả cà tím phơi khô có mầu vàng, nhăn nheo là không hề hấn gì. Quả này bắt đầu phát triển, to lên - và biến thành một ông già: ông ta ở tư thế giống như khi ngồi trên hiên, ép đầu gối vào ngực, dùng tay ôm mặt, nhăn nheo, khẳng khiu, giống hệt một quả khô cà tím. Và loại trái cây khác thường này treo lủng lẳng trên cành, mưa đá đập vào đầu và treo lơ lửng, lắc lư dưới những cơn gió...

Rồi bụi cà tím bỗng chốc biến thành cây cao. Mọi người tụ tập dưới đó, những tiếng la hét vang lên: “Nhìn kìa, ông già!. Ông ấy chết rồi!. Ông già chết rồi!”.

Vừa tỉnh dậy, tôi vẫn nghe thấy những lời này: “Chết…chết…”.

Cuối cùng tôi cũng tỉnh lại sau tiếng gõ cửa lớn.

Trước khi đến gần cửa, tôi đi đôi tất ấm đã chuẩn bị từ tối hôm trước, đội mũ len qua đầu rồi quấn chăn.

Chuyện gì đã xảy ra vậy? - Tôi hỏi. Một ông già đã chết trên hiên nhà anh vào ban đêm.

Và tôi nhìn thấy ông già. Quấn trong chăn, ông nằm trên chiếc giường gỗ tồi tàn trong tư thế nửa ngồi kỳ lạ nào đó. Tấm chăn trên người ông ướt đẫm, mưa ngập cả hiên nhà. Phút cuối thì tôi đã bảo ông ấy vào nhà ngủ mà...

Khoảng hai ngày sau sự kiện này, khi vào bếp, tôi gặp Mahiram và không hiểu sao lại bất ngờ nói với anh ấy: Vì Chúa, hãy lấy quả cà khô tím này ra khỏi nồi súp.

Nghe thấy một yêu cầu kỳ lạ như vậy, Mahiram đầu tiên nhìn tôi ngạc nhiên, sau đó nói: Được rồi, babu ji.

THIÊN VIỆT (dịch qua bản tiếng Nga)