Nỗ lực thực hiện cam kết tại COP26

LÀ một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững, đồng thời đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Đối tác Chuyển dịch Năng lượng (ETP) tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động hợp ác nhằm hỗ trợ các doành nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng xây dựng lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng "0".
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với Quỹ Đối tác Chuyển dịch Năng lượng (ETP) tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động hợp ác nhằm hỗ trợ các doành nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng xây dựng lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng "0".

Tháng 11/2021, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ứng phó biến đổi khí hậu. Trong đó, đã thể hiện rõ quan điểm, mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập niên qua, Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Ngay sau hội nghị, với tinh thần hợp tác hành động, Chính phủ Việt Nam đã chủ động và tích cực triển khai các kết quả và cam kết, trong đó có việc thành lập ngay Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, để đề xuất các cơ chế, chính sách, pháp luật, quy hoạch, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi và tận dụng các cơ hội huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển hạ tầng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng tái tạo.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới mong muốn phát triển các dự án điện gió ngoài khơi. Đây là tín hiệu đáng mừng, kết quả bước đầu xuất phát từ tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, được tạo động lực từ những chính sách mạnh mẽ, chương trình, hành động cụ thể.

Tuy nhiên, để thực hiện cam kết tại COP26, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng đóng vai trò quan trọng, là đầu tàu để các doanh nghiệp khác cùng áp dụng các giải pháp chuyển dịch năng lượng theo hướng sạch hơn và bền vững hơn. Mới đây, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã phối hợp với Quỹ Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động hợp tác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng xây dựng lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng "0".

Hoạt động hợp tác hỗ trợ kỹ thuật này sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu, xây dựng lộ trình chuyển dịch theo hướng bền vững, nâng cao năng lực quản trị, tăng cường hiệu quả kinh doanh, xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiệt điện than, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy thị trường năng lượng sạch phát triển minh bạch và tin cậy. Đây cũng là bước khởi động quan trọng để Ủy ban cùng các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng phối hợp các bộ, ngành, địa phương cũng như các đối tác trong nước và nước ngoài tham gia việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Muốn về đích trên chặng đường "đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050", Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, và cộng đồng doanh nghiệp, đi đầu là những doanh nghiệp Nhà nước, chính là đối tượng thực thi, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam bắt kịp xu hướng chuyển đổi năng lượng toàn cầu.