Khởi đầu tươi sáng

Sau rất nhiều vòng đàm phán cam go, các nước đã đạt được những thỏa thuận song phương nhằm hóa giải bất đồng, mở ra triển vọng tươi sáng hàn gắn quan hệ.
0:00 / 0:00
0:00
Anh và EU đạt thỏa thuận mới về Nghị định thư Bắc Ireland.
Anh và EU đạt thỏa thuận mới về Nghị định thư Bắc Ireland.

1. Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đạt một thỏa thuận mới với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, về các quy tắc thương mại thời hậu Brexit cho Bắc Ireland, với kỳ vọng sẽ giúp cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu (EU). Bản thỏa thuận mới có một số sửa đổi chính, như: EU không yêu cầu chứng nhận đầy đủ về hải quan và sức khỏe động vật tại biên giới đối với các sản phẩm được đăng ký và dán nhãn "NI-Only" (chỉ tiêu thụ tại Bắc Ireland) từ Anh sang Bắc Ireland; EU chấp nhận nới lỏng quy định đối với cư dân Bắc Ireland nhận bưu kiện từ Anh qua đường bưu điện, dỡ bỏ hạn chế hộ chiếu thú cưng; sửa đổi quy định về hạn ngạch thép từ Anh sang Bắc Ireland...

Thỏa thuận mới dự kiến sẽ giảm bớt việc kiểm tra thực tế đối với hàng hóa vận chuyển từ Anh đến Bắc Ireland. Mỹ và Pháp đã hoan nghênh thỏa thuận mới này, coi đây là cơ hội để củng cố hòa bình và sự thịnh vượng trên toàn khu vực. Tuy nhiên, dư luận vẫn đang chờ đợi xem liệu thỏa thuận mới có thể chấm dứt bế tắc chính trị ở Bắc Ireland hay không.

2. Đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya Abdoulaye Bathily thông báo sẽ khởi động sáng kiến nhằm tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở nước này trong năm nay, bắt đầu bằng việc thành lập ban chỉ đạo cấp cao cho quốc gia Bắc Phi. Ban chỉ đạo sẽ tạo điều kiện cho việc thông qua khung pháp lý và lộ trình bầu cử vào năm 2023, cũng như thúc đẩy sự đồng thuận về an ninh bầu cử và quy tắc ứng xử cho các ứng cử viên. Cơ chế này sẽ bao gồm đại diện của các thể chế chính trị, nhân vật chính trị quan trọng, thủ lĩnh bộ lạc, tổ chức xã hội dân sự, lực lượng an ninh, phụ nữ và thanh niên.

Libya rơi vào khủng hoảng chính trị và an ninh kéo dài sau cuộc chính biến năm 2011. Hiện nước này có hai chính quyền tồn tại song song. Do vậy, việc tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia toàn diện và minh bạch vào năm 2023 là một bước quan trọng để hỗ trợ người dân Libya xây dựng một đất nước hòa bình và ổn định.

3. Các quan chức an ninh Israel và Palestine đã nhóm họp tại thành phố Aqaba của Jordan do Quốc vương Abdullah II chủ trì, với mục tiêu nối lại hoạt động hợp tác an ninh và kiềm chế căng thẳng sau loạt vụ đụng độ chết người giữa hai bên thời gian vừa qua. Tham dự hội nghị hiếm hoi này còn có đại diện của Ai Cập và Mỹ, nhằm nỗ lực ngăn chặn nguy cơ bùng phát bạo lực trước thềm tháng lễ Ramadan bắt đầu từ ngày 22/3 tới.

Bộ Ngoại giao Jordan ra thông cáo cho biết: Các đại diện của Israel và Palestine đã nhất trí hợp tác hướng tới một nền hòa bình "đích thực và bền vững" cũng như khẳng định sự cần thiết phải "cam kết giảm leo thang trên thực địa". Hai bên cũng đồng ý giữ nguyên hiện trạng tại Đền thờ Al Aqsa và cùng nhau thúc đẩy "các biện pháp xây dựng lòng tin". Tuy nhiên, bất chấp yêu cầu từ phía Palestine, các quan chức Israel tham dự hội nghị đã không rút lại quyết định công nhận chín khu định cư và kế hoạch xây thêm 9.500 đơn vị nhà ở tại Bờ Tây.

Khởi đầu tươi sáng ảnh 1
Lần đầu tiên, nữ giới chiếm 40% trong ban lãnh đạo các công ty

hàng đầu tại Vương quốc Anh.

4. Theo một báo cáo của Chính phủ Anh, trong năm 2022, lần đầu tiên, nữ giới nắm giữ 40% tổng số vị trí trong hội đồng quản trị của 350 doanh nghiệp lớn nhất ở Vương quốc Anh (FTSE 350), sớm ba năm so với thời hạn đề ra. Tỷ lệ nữ giới là lãnh đạo trong FTSE 350 đã tăng gần 3% trong năm 2022 và tính đến ngày 11/1/2023 đạt 40,2%. Trong khi đó, tại 100 công ty hàng đầu nước Anh (FTSE 100), có tới 40,5% số ghế trong hội đồng quản trị do phụ nữ nắm giữ. Ở thời điểm cách đây 10 năm, 152 doanh nghiệp trong FTSE 350 không có nữ giới trong ban lãnh đạo.

Bà Kemi Badenoch-Bộ trưởng phụ trách vấn đề bình đẳng cho nữ giới, đồng thời là Quốc vụ khanh phụ trách kinh doanh và thương mại của Anh hoan nghênh những tiến bộ trên, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp duy trì sự cân bằng giới trong ban lãnh đạo. Không giống một số quốc gia châu Âu khác như Bỉ hay Pháp, Anh không quy định hạn ngạch bắt buộc đối với sự hiện diện của nữ giới trong ban lãnh đạo các doanh nghiệp lớn. Điều này khiến cho thành tích trên đáng chú ý hơn