Phương pháp canh tác mới bảo vệ môi trường

Công ty thực phẩm đóng hộp Libby của Mỹ có tuổi thọ 150 năm, sản xuất khoảng 120.000 tấn bí ngô hằng năm, tương đương 85% lượng bí ngô đóng hộp trên toàn thế giới từ những cánh đồng bang Illinois, đã khởi xướng và đang áp dụng các kỹ thuật tái tạo nhằm giảm mức độ ô nhiễm và cải thiện chất lượng đất trồng.
0:00 / 0:00
0:00
Trang trại bí ngô của Bill Sahs. Ảnh: AP
Trang trại bí ngô của Bill Sahs. Ảnh: AP

Công ty mẹ của Libby, tập đoàn Nestle của Thụy Sĩ, là một trong những công ty thực phẩm quy mô lớn, đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang giải pháp nông nghiệp tái sinh ở Mỹ, với mục tiêu giúp đất phát triển mạnh bằng cách giảm cày xới và giữ lại côn trùng và các chất dinh dưỡng khác trong đất. Những phương pháp canh tác tái sinh khác bao gồm luân canh hoặc hạn chế sử dụng hóa chất tổng hợp và phân bón, tránh làm suy thoái đất theo thời gian.

Arohi Sharma, Phó Chủ tịch Dự án nông nghiệp tái sinh của Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bang Illinois cho biết, các công ty thực phẩm nhận thức được thời tiết trái mùa và hạn hán là hậu quả của biến đổi khí hậu và thấy rằng, đã đến lúc chủ động thích ứng với rào cản này. Theo số liệu của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ, nông nghiệp tạo ra 11% lượng khí thải nhà kính của nước Mỹ, gần bằng khí thải từ các khu dân cư và tòa nhà thương mại.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, tính đến giữa tháng 9/2022, số tiền đầu tư cho 70 dự án ngăn chặn và giảm thiểu khí thải trên khắp nước Mỹ đã lên đến 2,8 tỷ USD. Báo cáo còn chỉ ra rằng, nông nghiệp tái sinh có thể hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và góp phần tăng độ phì nhiêu của đất. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Trường đại học Washington cũng cho thấy, đất nông nghiệp sẽ chứa lượng dinh dưỡng nhiều gấp hai lần nếu được áp dụng phương pháp nông nghiệp tái sinh trong ít nhất 5 năm.

Libby đã khởi động dự án nông nghiệp tái sinh vào năm 2021 trên những nông trại ở Illinois và gần 40 nông dân tại đây đã trồng được khoảng 2.400ha bí ngô. Chương trình này là một phần trong nỗ lực của Nestle trong quá trình áp dụng phương pháp tái sinh để cung cấp 50% sản lượng chính vào năm 2030.

Bill Sahs - một nông dân tại Atlanta (Illinois) đã làm nông nghiệp trong 47 năm. Năm 2021, ông bắt đầu sử dụng phương pháp nông nghiệp tái sinh và đang hợp tác với các nhà khoa học của Nestle và EcoPractices nhằm kiểm tra chất lượng đất trồng cũng như thử nghiệm các phương pháp mới giảm mức độ ô nhiễm và cải thiện chất lượng đất trồng.