Những thế hệ nhà thơ mang áo lính

70 năm qua, các cuộc chiến tranh giải Phóng và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta đã sản sinh ra đội ngũ hùng hậu những nhà văn mang áo lính.Trong “tổng tập nhà văn quân đội, kỷ yếu và tác Phẩm” (nxb quân đội nhân dân, năm 2000) có khoảng 300 nhà văn chiến sĩ với lời giới thiệu trân trọng: “đội ngũ những người cầm bút trong quân đội, nếu được tậP hợP lại đã có thể thành một binh đoàn. đây là một binh đoàn chủ lực tinh nhuệ đặc biệt, cùng với các loại hình nghệ thuật khác đã làm nên sức mạnh tinh thần hào hùng trong suốt nửa thế kỷ qua...”. trong binh đoàn chủ lực tinh nhuệ đặc biệt đó có ba thế hệ nhà thơ mang áo lính nối tiếP nhau đồng hành cùng dân tộc l&a

Những thế hệ nhà thơ mang áo lính

Điểm danh đội ngũ

Có thể nói, không thể loại văn chương nào lưu giữ được tâm hồn dân tộc sâu sắc và lâu bền như thơ. Và, trong suốt 70 năm qua, theo tôi, đã có ba thế hệ nhà thơ chiến sĩ ở nước ta.

Đó là, thế hệ nhà thơ chống Pháp lấp lánh những gương mặt của không ít người cầm bút nổi tiếng ở Việt Nam từ trước Cách mạng Tháng Tám như Thanh Tịnh, Thâm Tâm, Tố Hữu… và trong Chín năm kháng chiến thánh thầnnhư Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Trần Dần, Hữu Loan, Thôi Hữu, Hoàng Lộc, Quang Dũng, Chính Hữu, Trần Mai Ninh, Phùng Quán, Minh Huệ, Trần Hữu Thung, Vũ Cao… Thế hệ nhà thơ mang áo lính hùng hậu nhất chắc chắn thuộc về thời chống Mỹ với các tác giả tiêu biểu như Phạm Ngọc Cảnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Anh Ngọc, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Văn Lê, Trần Đăng Khoa, Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Thu Bồn, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Lưu Quang Vũ… Thế hệ nhà thơ bộ đội xuất hiện vào thời hậu chiến và đổi mới (sau năm 1975 đến nay) có thể kể đến Trần Anh Thái, Hồng Thanh Quang, Nguyễn Việt Chiến, Lê Mạnh Tuấn, Mai Nam Thắng, Nguyễn Bình Phương, Trần Quang Đạo, Nguyễn Sỹ Đại, Hải Đường, Nguyễn Hưng Hải, Phạm Sỹ Sáu, Đoàn Minh Tuấn, Nguyễn Trọng Văn…

Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình…

Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã sản sinh ra những bài thơ hay như Nhớ Bắccủa Huỳnh Văn Nghệ; Đồng chí của Chính Hữu; Bên kia sông Đuốngcủa Hoàng Cầm; Tây Tiếncủa Quang Dũng; Nhớ máuvà Tình sông núicủa Trần Mai Ninh; Nhớ của Hồng Nguyên; Các anh vềcủa Hoàng Trung Thông, Đèo Cảvà Màu tím hoa simcủa Hữu Loan; Đây, Việt Bắc của Trần Dần; Đêm nay Bác không ngủcủa Minh Huệ; Thăm lúa của Trần Hữu Thung; Việt Bắc và Hoan hô chiến sĩ Điện Biêncủa Tố Hữu… Bài thơ Đất nướccủa Nguyễn Đình Thi; Núi Đôicủa Vũ Cao dù hoàn thành sau năm 1954 vẫn mang âm hưởng ấy. Vừa mang phôi liệu kháng chiến vừa thấp thoáng chất tráng sĩ hào hoa và cũng chưa thoát hẳn ảnh hưởng của thơ mới, thơ của thời kỳ chống thực dân Pháp có sức hấp dẫn riêng.

Các tác phẩm thơ xuất hiện trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước mang âm hưởng chủ đạo là anh hùng ca với tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược và tràn trề lòng lạc quan. Đó là những tác phẩm Mẹ của Phạm Ngọc Cảnh; Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ; Nửa sau khoảng đời của Vũ Đình Văn; Lửa đèn, Tiểu đội xe không kính, Gửi em, cô thanh niên xung phong, Nhớ, Trường Sơn đông, Trường Sơn tâycủa Phạm Tiến Duật; Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu; Bầu trời vuôngvà Hơi ấm ổ rơm của Nguyễn Duy; Cây xấu hổ và trường ca Sóng Côn Đảo của Anh Ngọc; Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân; Chuyến đò đêm giáp ranh và trường ca Sức bền của đất của Hữu Thỉnh; các trường ca Bài ca chim chrao của Thu Bồn, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm… Những năm cuối chiến tranh và vài chục năm đầu thời hậu chiến, nhiều trường ca có giá trị về nội dung và nghệ thuật của thế hệ nhà thơ chống đế quốc Mỹ lần lượt ra đời được sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng như Đường tới thành phốcủa Hữu Thỉnh; Những người đi tới biển của Thanh Thảo; Trường ca Sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu; Sông Mê Công bốn mặtcủa Anh Ngọc…

Sau chiến tranh, do có độ lùi về thời gian, sự cởi mở thoáng đãng trong nhìn nhận đánh giá văn học và được tiếp nhận nhiều phương pháp sáng tác mới nên các tác phẩm viết về người lính cũng đa dạng, phong phú hơn. Bên cạnh tô đậm thêm, lý giải sâu sắc hơn về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng tập thể cao cả người cầm bút không ngần ngại phản ánh sự hy sinh mất mát to lớn của dân tộc… Những tác phẩm thơ như trường ca Biểncủa Hữu Thỉnh; Điệp khúc vô danh của Anh Ngọc; Mở bàn tay gặp núi của Nguyễn Đức Mậu, Sinh ở cuối dòng sông của Nguyễn Hữu Quý; Đổ bóng xuống mặt trời của Trần Anh Thái… cũng như một số tập thơ của Phạm Ngọc Cảnh, Phùng Khắc Bắc, Vương Trọng, Nguyễn Hồng Hà, Đỗ Trung Lai, Lê Thành Nghị, Tô Nhuần, Mai Nam Thắng, Hải Đường, Trần Quang Đạo, Lê Mạnh Tuấn, Đoàn Minh Tuấn, Phạm Sỹ Sáu, Nguyễn Hưng Hải… đã chứng minh cho điều đó…

Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thơ

Thời kỳ chống thực dân Pháp, hình ảnh đặc trưng của Bộ đội Cụ Hồlà người nông dân mặc áo lính. Gắn liền với hình ảnh người nông dân mang áo lính chân mộc là biểu tượng Đầu súng trăng treo(Đồng chí- Chính Hữu) lung linh mãi tới bây giờ. Nhà thơ Hữu Loan cũng phác thảo rất thành công hình ảnh người lính chống Pháp vừa dũng mãnh vừa lãng mạn, thấp thoáng chất tráng sĩ hào hoa: Sau mỗi lần thắng/ những người trấn Đèo Cả/ Về bên suối đánh cờ/ Người hái cam rừng/ ăn nheo mắt/ Người vá áo/ thiếu kim/ mài sắt/ Người đập mảnh chai/ vểnh cằm/ cạo râu/ Suối mang bóng người/ soi/ những/ về đâu?(Đèo Cả). Những con người như thế đã làm nên kỳ tích, chiến công to lớn cho dân tộc: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)… Bởi thế, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ còn tỏa sáng trong lòng dân: Anh đi bộ đội sao trên mũ/ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường (Núi Đôi - Vũ Cao).

Thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, hình ảnh người lính ra trận phổ biến là những thanh niên xếp bút nghiên lên đường đánh giặc. Lớp lớp mười tám, đôi mươi Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Thơ Tố Hữu). Đối với những người lính thời ấy không có gì cao quý hơn khi được ra chiến trường đánh giặc: Đường ra trận mùa này đẹp lắm (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây -Phạm Tiến Duật). Cuộc sống bước vào thi ca thật giản dị tự nhiên, hay hiện thực ấy đã mang chất thơ đích thực rồi: Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi/ Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng… (Bài thơ về tiểu đội xe không kínhPhạm Tiến Duật).

Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đã nâng cánh cho không ít bài thơ bay bổng. Giữa sục sôi bom lửa chiến trường, dưới mái tăng người lính chợt trở nên mơ mộng: Mặt trời là trái tim anh/ Mặt trăng vành vạnh là tình của em/ Thức là ngày, ngủ là đêm/ Nghiêng nghiêng hai mái hai miền quê xa(Bầu trời vuông - Nguyễn Duy)…

Tinh thần xả thân vì Tổ quốc là nét nổi bật nhất của người chiến sĩ. Ta nhận ra điều kỳ diệu ấy từ nhiều bài thơ trong đó không thể không kể tới “Nấm mộ và cây trầm” của Nguyễn Đức Mậu: Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù/ Nhận cái chết cho đồng đội sống/ Ngực chặn lỗ châu mai, Hùng đứng thẳng/ Lửa bén vào áo lính tuổi hai mươi; “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân: Tên anh đã thành tên đất nước/ Ôi Anh Giải phóng quân!/ Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt/ Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân…

Những người lính giữ gìn biên cương biển đảo Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng Đất nước sau năm 1975 đến nay cũng được thơ ca phác họa khá nhiều. Trần Đăng Khoa viết về sự cống hiến thầm lặng của những người lính trẻ biên phòng thật xúc động: Những mùa đi thăm thẳm/ Trong mung lung chiều tà/ Có bao chàng trai trẻ/ Cứ lặng thinh mà già/ Áo lên màu mốc trắng/ Tóc đầm đìa sương bay/ Lời yêu không muốn ngỏ/ E lẫn vào gió mây(Đỉnh núi). Lê Mạnh Tuấn có những câu thơ trĩu nặng, day dứt về những người lính tình nguyện đã từng chiến đấu ở Cam-pu-chia: Tuổi trẻ anh lửa bom đã tắt/ Mùi khét còn trong máu thịt nhâm nhi/ Thương em về sao khuya/ Gió thổi rợp cánh rừng săng lẻ/ Em ơi em những ngày em rất trẻ/ Anh đã kịp ngắm nhìn hạnh phúc chúng mình đâu!(Phải sống)…

Trên đây chỉ là chấm phá sơ lược về đội ngũ nhà thơ mang áo lính và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồtrong thơ của 70 năm qua. Đề tài về chiến tranh - người lính vẫn còn rất hấp dẫn với các nhà thơ vì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc luôn song hành với xây dựng đất nước như mấy ngàn năm dân tộc Việt đã trải qua. Những người lính hôm nay vẫn hy vọng được đọc những tác phẩm văn chương xúc động viết cho họ, vì họ. Lòng yêu nước, sự lãng mạn, tính nhân văn thời nào cũng là phẩm chất được gìn giữ, bồi đắp của Bộ đội Cụ Hồ. Một thời đã như thế và mãi mãi sẽ như thế!

Các nhà thơ chân chính luôn bị cuốn hút vào tâm bão thời đại; quá trình giác ngộ, hành động cách mạng cũng là quá trình nhận thức, sáng tạo văn học trên tinh thần yêu nước, yêu cuộc sống nồng nàn. Và, điều kỳ diệu đã đến: Người cầm bút trở thành chiến sĩ, chiến sĩ trở thành người cầm bút; đội ngũ nhà thơ mang áo lính trở nên đông đảo, họ vừa đánh giặc vừa làm thơ “ghi lấy cuộc đời mình”.