Giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa

Hiện nay, dụng cụ nấu nướng, ăn uống, chai nước dùng một lần... đều được làm từ nhựa, song chất liệu này rất khó phân hủy. Trên thế giới hiện nay, hàng tỷ tấn nhựa bị mắc kẹt trong những rãnh dọc theo các con đường, thậm chí là hàng nghìn mét vuông của đại dương.  

Rác thải nhựa đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Ảnh: AP
Rác thải nhựa đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Ảnh: AP

Nhựa được phát minh vào năm 1907, có thể được đúc thành nhiều hình dạng khác nhau, được coi là “nguyên liệu của một nghìn công dụng”. Tuy nhiên, theo thống kê của tổ chức môi trường quốc tế Plastic Oceans International, chỉ gần 9% số nhựa tạo ra được tái chế. Trước thực trạng này, Oliver - một nông dân Mỹ đã đề xuất phương án sản xuất nhựa dễ phân hủy từ cây camelina biến đổi gien.

Camelina là một loại cây trồng có dầu tương tự hoa hướng dương. Nhựa chiết xuất từ hạt camelina hoàn toàn có thể phân hủy sinh học, vì thế chúng có thể biến mất trong một khoảng thời gian ngắn sau khi được thả xuống sông, biển, đất đai… Các hạt giống camelina cũng chứa hàm lượng protein cao và cải thiện hiệu quả việc tiêu hóa thức ăn, cũng như khả năng chống lại bệnh tật của động vật. Nhờ đó, nhựa làm từ hạt camelina không cần phải đưa đến nhà máy để xử lý. Nếu bạn để một chai nhựa loại này ở sân sau, nó sẽ tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn.  

Từng có thời gian làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tại Mỹ, ông Oliver cũng tìm được cách phát triển một phương pháp sản xuất nhựa bằng cách lên men vi sinh vật và một phương pháp trồng cây khác cung cấp nguồn nhựa bền vững, có khả năng phân hủy sử dụng trong công nghiệp. 

Nửa đầu năm 2021, giống cây camelina đã được mở rộng diện tích ra khắp bang Idaho (Mỹ) và tỉnh Manitoba (Canada). Ông Oliver cũng xúc tiến nghiên cứu phương pháp giúp cây camelina khả năng kháng thuốc diệt cỏ, từ đó giữ chi phí sản xuất ở mức thấp nhất có thể.