Đây là một tài nguyên du lịch độc đáo, liên kết vùng giữa Huế và Đà Nẵng, là điểm dừng lại không thể thiếu trên con đường di sản miền trung.
Sự kiện tiếp theo là việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa tổ chức hội thảo trực tuyến giữa Bộ và các Sở VHTT&DL trên cả nước (20/12). Đây là việc góp ý Dự thảo mới “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045”. Trong bối cảnh mới, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 30 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Đồng thời Bộ cũng vạch tiếp Dự thảo mới này, cần hoàn thành sớm để trình lên Thủ tướng phê duyệt. Mục tiêu hướng đến của chiến lược này là các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp 7% GDP vào năm 2023 và 9% vào năm 2045, thu hút 6 triệu lao động và trở thành quốc gia phát triển trên bản đồ công nghiệp văn hóa thế giới. Có rất nhiều ý kiến góp ý đáng trân trọng tại hội thảo, từ giới quản lý hay nghiên cứu văn hóa trong nước và quốc tế.
Cũng liên quan đến văn hóa, có một sự kiện đáng chú ý khác sẽ diễn ra trong ngày 26/12 tới, là hội thảo “Một trăm năm nghệ thuật Việt Nam từ góc nhìn liên ngành và khai phóng” do Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG) tổ chức tại tòa nhà 19 Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nơi đây vốn là trụ sở của Viện đại học Đông Dương được xây dựng từ thời Pháp, và nay là tòa nhà biểu tượng của ĐHQGHN.