Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trong Chương trình OCOP được triển khai như thế nào?

NDO - Một trong các tiêu chí hàng đầu để xét công nhận sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Từ đó, tăng cường đầu tư công nghệ để chế biến, bảo quản các sản phẩm chất lượng cao.
0:00 / 0:00
0:00
Tinh dầu củ gừng, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)
Tinh dầu củ gừng, Hà Nội, sản phẩm OCOP 4 sao. (Ảnh: NHẬT QUANG)

Vấn đề tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng trong Chương trình OCOP được triển khai như thế nào? (Phan Kim Anh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa)

Một trong các tiêu chí hàng đầu để xét công nhận sản phẩm OCOP là phải mang đậm nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Từ đó, tăng cường đầu tư công nghệ để chế biến, bảo quản các sản phẩm chất lượng cao.

Trong quá trình tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng, cần triển khai những việc cụ thể sau:

- Ưu tiên đầu tư hợp lý kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo đảm an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.